Lệnh tạm cấm nhập cảnh dân 7 nước Hồi giáo của Trump gây xáo trộn

Đan Nguyên
Nhà Trắng khẳng định, lệnh cấm nhập cảnh tạm thời mới được đưa ra là hoàn toàn cần thiết
Trong tất cả các chính sách mới của ông Donald Trump, chưa chính sách nào lập tức gây ra phản ứng trái chiều như quy định cấm nhập cảnh mới đây.
Trong tất cả các chính sách mới của ông Donald Trump, chưa chính sách nào lập tức gây ra phản ứng trái chiều như quy định cấm nhập cảnh mới đây.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức áp dụng quy định tạm thời cấm công dân của 7 nước Hồi giáo, bao gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria nhập cảnh vào Mỹ.

Chính sách mới - được ông Trump ban hành hôm 27/1 - đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong lòng nước Mỹ cũng như trên thế giới.

Theo tờ New York Times, lệnh tạm cấm nhập cảnh này đã gây ra hàng loạt xáo trộn tại nhiều sân bay quốc tế. 

Tại sân bay ở Cairo, Ai Cập, 5 công dân Iraq và 1 người Yemen đã không được lên máy bay đến New York, Mỹ. Một nhà khoa học người Iran làm việc tại Mỹ cũng bị yêu cầu quay trở về nước cho đến khi có thông báo mới. Họ bị giữ lại tại khu vực quá cảnh của sân bay và được yêu cầu quay về nước.

Tại sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York, một nhóm luật sư đại diện cho 2 người Iran làm việc trong quân đội Mỹ nhiều năm nộp đơn kiện vì 2 người này không quay lại được Mỹ.

Theo ước tính của tổ chức nhân đạo Hebrew Immigrant Aid Society, ít nhất 2.000 người nhập cư đến từ các nước có chiến sự tại Trung Đông đã đặt vé đến Mỹ vào tuần tới. Những người này dĩ nhiên sẽ tạm thời không thể đặt chân đến nước Mỹ.

Theo Bộ Nội An Mỹ, kể cả đã có thẻ xanh ở Mỹ, công dân của 7 nước trên vẫn phải nộp hồ sơ xin xét duyệt lại để được chấp thuận cho phép đến Mỹ, kết quả xét duyệt sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp chứ không có quy định nào có thể áp dụng chung cho tất cả. 

Với những công dân đến từ 7 nước trên hiện tại đang có thẻ xanh và chưa ra khỏi nước Mỹ, họ được khuyến cáo sẽ cần phải đến lãnh sự quán thông báo trước khi rời Mỹ. 

Những khách du lịch có hai quốc tịch, trong đó quốc tịch thứ hai là một trong 7 nước nói trên, cũng không được phép đến Mỹ.

Cùng ngày 27/1, sau khi có nhiều dư luận trái chiều đối với quy định cấm nhập cảnh mới, Nhà Trắng đã chính thức có thông báo lý giải. 

Nhà Trắng khẳng định, lệnh cấm nhập cảnh tạm thời mới được đưa ra là hoàn toàn cần thiết để giúp ngăn chặn các vụ khủng bố tại Mỹ, trong khi chính quyền đang xây dựng hệ thống rà soát và cấp phép nhập cảnh mới chặt chẽ hơn.

Bộ Nội an Mỹ cũng cho biết đã bàn thảo và chuẩn bị cho việc đưa ra chính sách này trong hơn hai tháng qua từ khi ông Donald Trump chính thức thắng cử Tổng thống Mỹ, và cơ quan này tin rằng hiện tại là thời điểm phù hợp để áp dụng.

7 nước bị Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa vào danh sách cấm nhập cảnh đều là nước Hồi giáo, tuy nhiên nhóm nước này không có những mối liên quan trực tiếp với các vụ khủng bố trong lòng nước Mỹ. Phần đông những kẻ khủng bố trong vụ 11/9 năm 2011 đến từ Saudi Arabia, vụ tấn công tại San Bernardino tại Mỹ gây ra bởi một người nhập cư đến từ Saudi Arabia và chồng người Mỹ của cô ta. Vụ tấn công tại Orlando năm 2016 cũng do một người đàn ông Mỹ có cha mẹ nhập cư từ Afghanistan thực hiện.

Tuy nhiên những năm gần đây, châu Âu đã hứng chịu nhiều vụ tấn công khủng bố gây ra bởi những người nhập cư đến từ Syria và nhiều nước khác thuộc khu vực Trung Đông. Theo các cơ quan phòng chống khủng bố châu Âu, rất khó để biết trong hàng chục, hàng trăm ngàn người nhập cư, ai sẽ có nguy cơ trở thành kẻ khủng bố.

Trong tuần đầu tiên sau khi tuyên bố nhậm chức, ông Donald Trump đã cho thấy hình ảnh của một “Tổng thống hành động” với hàng loạt quy định mới được đưa ra, đúng theo lời hứa khi vận động tranh cử trước đây của ông. 

Tin mới

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.
#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.