Lo thiếu chip, cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc xin ân xá cho "thái tử" Samsung

Trang Linh
"Thái tử" Samsung Lee Jae-yong vừa bị tuyên án 2,5 năm tù hồi đầu tháng 1 với tội danh hối lộ liên quan tới cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
Thái tử Samsung Lee Jae-yong - Ảnh: Reuters
Thái tử Samsung Lee Jae-yong - Ảnh: Reuters

Theo hãng thông tấn Yonhap, các nhóm vận động hành lang kinh doanh lớn tại Hàn Quốc ngày 27/4 đã nộp đơn xin ân xá cho ông Lee Jae-yong - Phó Chủ tịch Samsung Electronics, thường được gọi là "thái tử Samsung" - lên văn phòng tổng thống Moon Jae-in.

Các nhóm này bao gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, Liên đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc, Liên đoàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc và Liên đoàn Doanh nghiệp Thị trường Trung bình Hàn Quốc. 

Lý do xin ân xá được 5 nhóm này đưa ra là vì lợi ích kinh tế quốc gia trong bối cảnh thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng thiếu chíp. 

"Ngành công nghiệp chíp bán dẫn của chúng ta đang đối mặt với những rủi ro mới và rơi vào tình thế đầy thách thức. Nếu chúng ta tiếp tục phải trì hoãn các quyết định đầu tư và kinh doanh chỉ vì sự vắng mặt của nhà lãnh đạo - người có trách nhiệm giám sát hoạt động lãnh đạo của công ty trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệp chíp, thì một ngày nào đó, đất nước của chúng ta có thể mất đi vị trí số 1", năm tổ chức trên viết trong lá thư chung gửi Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc).

Ông Lee Jae-yong, 52 tuổi, là con trai duy nhất của ông Lee Kun-hee - ông chủ tập đoàn Samsung, người qua đời vào tháng 10 năm ngoái. Ông Lee Jae-yong đã bị tuyên án 2,5 tù giam tại Tòa án Tối cao Seoul hôm 18/1 trong phiên tòa xét xử lại vụ án hối lộ liên quan đến cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Phó Chủ tịch Samsung Electronics bị bắt trở lại nhà giam gần 3 năm sau khi được cho tại ngoại chờ xét xử. 

Trừ đi thời gian đã thụ án trước đó, ông Lee tiếp tục phải thụ án tới tháng 7/2022, trừ phi ông được giảm án hoặc ân xá. 

Samsung Electronics là nhà sản xuất chíp nhớ lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất chíp bán dẫn lớn thứ hai thế giới. Công ty này đang cân nhắc xây dựng một nhà máy chíp mới tại Mỹ với vốn đầu tư gần 20 tỷ USD. 

Ngoài các nhóm doanh nghiệp trên, nhiều tổ chức từ các cộng đồng tôn giáo cho tới chính trị cũng đã gửi yêu cầu xin ân xá cho ông Lee. 

Jogye Order, giáo phái Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc, đầu tháng 4 cũng đã đệ trình một lá thư lên chính phủ để xin cho Lee "một cơ hội khác" vì những đóng góp cho nền kinh tế đất nước.

Hiệp hội Công dân Cấp cao Hàn Quốc cũng gửi thư yêu cầu ân xá cho Lee. Nhiều tổ chức khác cũng đã gửi đơn xin ân xá cho "Thái tử" Samsung trên trang web của Nhà Xanh. 

Chính phủ Hàn Quốc tỏ ra thận trọng trước những đề nghị này. Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc Park Beom-kye gần đây cho biết ông chưa xem xét bất kỳ khả năng nào về việc cho Lee được ra tù sớm. 

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.