Mãi lực xe nội giảm mạnh

Đức Thọ
Tổng sản lượng bán hàng của các hãng ôtô nội địa tháng 5/2008 đã sụt giảm gần 2.000 chiếc so với tháng trước
Đề xuất tăng thuế trước bạ sẽ lên khung mới từ 10-15% cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý khách hàng - Ảnh: Đức Thọ.
Đề xuất tăng thuế trước bạ sẽ lên khung mới từ 10-15% cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý khách hàng - Ảnh: Đức Thọ.
Tổng sản lượng bán hàng của các hãng ôtô nội địa tháng 5/2008 đã sụt giảm gần 2.000 chiếc so với tháng trước.

Cụ thể, tổng sản lượng bán hàng của 16 hãng xe thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) chỉ đạt 11.494 chiếc, giảm 1.777 chiếc so với tháng 4/2008.

Như vậy đây là lần đầu tiên trong vòng một năm trở lại đây doanh số của các hãng xe trong nước bị sụt giảm. Tháng trước doanh số của các hãng xe này cũng đã chững hẳn lại khi chỉ tăng vẻn vẹn 180 chiếc so với tháng 3/2008. Trong khi đó, tháng 3/2008 lại là thời điểm tăng đột biến của thị trường xe lắp ráp trong nước.

Trong đó, theo số liệu của VAMA, sự sụt giảm mạnh nhất thuộc về “ông lớn” nội địa Vinamotor khi giảm đến 1.588 chiếc (đạt 1.932 chiếc). Sự sụt giảm này cũng đồng thời “kéo” Vinamotor xuống vị trí thứ hai về doanh số và nhường lại ngôi đầu cho Toyota. Trong tháng 5/2008, Toyota Việt Nam đã bán ra thị trường 2.332 chiếc, chỉ tăng so với tháng trước đó 67 chiếc, con số tăng “khiêm tốn” nhất từ trước đến nay của hãng xe này.

Dù có sự giảm nhẹ so với tháng trước nhưng GM-Daewoo và Honda vẫn duy trì được sản lượng khá cao, tương ứng là 1.355 chiếc và 626 chiếc. Mẫu xe nhỏ Spark dù được tung ra cuối tháng 5 nhưng kể từ thời điểm đó GM-Daewoo mới nhận đơn đặt hàng và sản xuất nên dự kiến chỉ có xe giao cuối tháng 6 hoặc sang tháng 7.

Riêng Ford Việt Nam lại có mức giảm mạnh, chỉ đạt 482 chiếc, giảm 227 chiếc so với tháng trước, chủ yếu do sự sụt giảm của mẫu xe thế mạnh của nhà sản xuất này là Everest 4x2 (giảm 177 chiếc so với tháng 4, chỉ bán được 139 xe).

Trong khi đó, các hãng xe khác như Mercedes-Benz, Mekong, Vinastar…lại có mức tăng nhẹ so với tháng trước.

Sự sụt giảm này được đánh giá là xuất phát từ những điều chỉnh về chính sách thuế nhập khẩu trong thời gian qua. Với mức tăng 23% sau hai lần điều chỉnh đổi với thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc, hai lần tăng với mức 3-5% và 5-10% đối với thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện và một lần tăng thuế nhập khẩu ôtô cũ, mặt bằng giá nói chung của các loại xe hơi đã tăng lên rất mạnh.

Bên cạnh đó, đề xuất tăng thuế trước bạ sẽ lên khung mới từ 10-15%, tăng từ 5- 13% so với hiện nay cùng với chủ trương tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý khách hàng.

Tin mới

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.