Mảng kinh doanh GM Việt Nam về một nhà với GM Đông Nam Á

Đức Thọ
GM vừa quyết định hợp nhất toàn diện cơ cấu kinh doanh trên toàn khu vực Đông Nam Á
Cơ cấu kinh doanh hợp nhất sẽ giúp GM nâng cao năng lực trong khu vực, 
tăng hiệu suất, đẩy nhanh quá trình ra quyết định và giảm tình trạng 
quan liêu.
Cơ cấu kinh doanh hợp nhất sẽ giúp GM nâng cao năng lực trong khu vực, tăng hiệu suất, đẩy nhanh quá trình ra quyết định và giảm tình trạng quan liêu.
Tập đoàn ôtô Mỹ General Motors (GM) vừa quyết định hợp nhất toàn diện cơ cấu kinh doanh trên toàn khu vực Đông Nam Á, thay vì tách riêng cho từng thị trường như trước đây.

Theo đó, kể từ ngày 1/9/2017, mảng kinh doanh của GM Việt Nam cũng sẽ nằm chung trong một cơ cấu tổ chức của GM khu vực Đông Nam Á.

Từ quyết định này, GM thực hiện điều chuyển Chủ tịch GM khu vực Hạ Sahara (châu Phi) về đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch GM Đông Nam Á.

Đồng thời, ông Sumito Ishii, Tổng giám đốc đương nhiệm của GM Việt Nam, kiêm quyền Tổng giám đốc tạm thời GM Thái Lan, sẽ trở thành phó chủ tịch phụ trách bán hàng, dịch vụ và marketing của khu vực.

“Ngành công nghiệp đang không ngừng thay đổi, chúng tôi cũng cần đổi mới hoạt động kinh doanh, củng cố GM trở thành một công ty ngày càng tập trung và quy củ hơn”, ông Stefan Jacoby, Phó chủ tịch điều hành GM và Chủ tịch GM Quốc tế, nói về lý do hợp nhất.

Ông Stefan Jacoby cho biết, GM đang có mặt tại các thị trường phù hợp, trong đó có thị trường Đông Nam Á. Và để thúc đẩy lợi nhuận, tăng cường hoạt động kinh doanh và tận dụng các cơ hội tăng trưởng dài hạn, việc thay đổi cơ cấu kinh doanh là việc làm cần thiết.

Cũng theo ông Stefan Jacoby, cơ cấu kinh doanh hợp nhất sẽ giúp GM nâng cao năng lực trong khu vực, tăng hiệu suất, đẩy nhanh quá trình ra quyết định và giảm tình trạng quan liêu. Việc hợp nhất còn giúp GM tập trung cao hơn vào việc cải tiến để cho ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Trước GM, một tập đoàn ôtô lớn trên thế giới khác là Mercedes-Benz cũng đã thực hiện thay đổi cơ cấu kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á.

Điểm khác là Mercedes-Benz không hợp nhất toàn bộ các thị trường trong khu vực vào thành một cơ cấu mà xây dựng thành 3 khu vực khác nhau. Trong đó, Mercedes-Benz khu vực 1 bao gồm Việt Nam và Thái Lan, khu vực 2 bao gồm Malaysia, Indonesia và Singapore.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.