Mệt mỏi vì Covid, người Mỹ càng chi tiêu nhiều hơn

An Huy
Tiêu dùng của người Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm 2022, mặc cho sự hoành hành của biến chủng Omicron...
Một khu chợ Giáng sinh ở New York hôm 12/12 - Ảnh: Getty/CNN Business.
Một khu chợ Giáng sinh ở New York hôm 12/12 - Ảnh: Getty/CNN Business.

Biến chủng Omicron của Covid-19 có thể gây trở ngại cho thị trường lao động, gây áp lực lên hệ thống y tế, cản trở đi lại và các sự kiện trực tiếp, nhưng khó có thể cản trở người Mỹ chi tiêu. Thậm chí, người Mỹ có thể mua sắm nhiều hơn khi không thể đi du lịch – trang CNN Business dẫn một báo cáo của ngân hàng Wells Fargo cho hay.

Theo báo cáo trên, tiêu dùng của người Mỹ sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm 2022, mặc cho sự hoành hành của Omicron và tốc độ lạm phát cao chưa từng thấy đối với đại đa số người dân nước này.

Lý do để Wells Fargo đưa ra triển vọng lạc quan như vậy là người tiêu dùng Mỹ ngày càng trở nên mệt mỏi và chán nản với sự kéo dài của đại dịch, nên muốn chi tiêu nhiều hơn để cảm thấy thoải mái hơn. Khi Covid-19 bước sang năm thứ ba, người dân nước này không còn muốn phải quay lại với những biện pháp hạn chế gia tăng, nhất là sau khi họ đã được hưởng một “bình thường mới” trong năm 2021 nhờ sự sẵn có của vaccine và ngành dịch vụ mở cửa trở lại – theo các chuyên gia kinh tế của Wells Fargo.

“Sự mệt mỏi vì Covid là có thật”, chuyên gia Tim Quinlan của Wells Fargo nói với CNN Business. “Và nhất là bởi đánh giá cho rằng biến chủng Omicron không nguy hiểm bằng các biến chủng trước, tôi không cho rằng làn sóng lây nhiễm hiện nay sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ phải thay đổi hành vi”.

Ông Quinlan nói rằng người tiêu dùng Mỹ đang trở nên ngày càng ít nhạy cảm với mỗi làn sóng bệnh dịch mới, và sự miễn dịch gia tăng – nhờ tỷ lệ tiêm chủng tăng và mũi tiêm nhắc lại – cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người Mỹ chi tiêu. Trong tháng 12/2021, một chỉ số của Wells Fargo cho thấy niềm tin người tiêu dùng và chi tiêu thẻ tín dụng ở Mỹ đều tăng so với tháng trước, mặc cho số ca nhiễm mới Covid hàng ngày tăng chóng mặt.

Trong tháng 11, tiêu dùng của người Mỹ tăng 104,7 tỷ USD so với tháng trước, tương đương tăng 0,6% – theo dữ liệu chính thức được công bố vào cuối tháng 12.

Tương tự, dữ liệu của công ty tư vấn McKinsey & Company cũng cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ và mức chi tiêu của họ tăng lên. Một báo cáo công bố vào tháng trước của công ty này cho thấy các xu hướng chi tiêu, hoạt động mua sắm trực tiếp, niềm tin vào sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, và các trải nghiệm phương sắm đa kênh đều tăng kể từ tháng 3/2021.

“Tôi cho rằng chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến mức chi tiêu gia tăng cho cả thực phẩm và các mặt hàng ngoài thực phẩm, vì người tiêu dùng vẫn chưa thể thoải mái đi du lịch – lựa chọn số 1 trong các chi tiêu không thiết yếu của họ”, chuyên gia cấp cao Jessica Moulton của McKinsey phát biểu.

“Người tiêu dùng đang ngày càng trở nên tự tin hơn và khả năng của họ trong việc quản lý các thách thức về sức khoẻ do đại dịch gây ra”, bà Moulton nói. “Dần dần, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn”.

Tuy nhiên, ông Quinlan nhấn mạnh việc dự báo có thể không chính xác, nhất là trong “giai đoạn khó đoán định” hiện nay. Ông cho rằng tâm lý thận trọng vẫn còn lớn và “tôi không nghĩ ai cũng chủ quan về những rủi ro”. Dù vậy, Omicron có vẻ như không đặt ra trở ngại lớn đối với nền kinh tế Mỹ nói chung và hoạt động tiêu dùng nói riêng như làn sóng biến chủng Delta vào mùa hè năm ngoái – vị chuyên gia nói.

“Nếu có một thứ gì đó đáng ngại hơn Omicron, thì tôi nghĩ đó chính là lạm phát”, ông Quinlan phát biểu.

Theo số liệu gần nhất của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 11 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất 39 năm. Lạm phát leo thang đã buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải đẩy nhanh thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó.

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.