Miền Bắc có dự án sản xuất chất bán dẫn đầu tiên

Đỗ Phong
Hana Micron Vina sẽ phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp chất bán dẫn mới tại Việt Nam, góp phần đa dạng các loại hình công nghệ, kỹ thuật sáng tạo mà Việt Nam đang theo đuổi...
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu dự Lễ Khánh thành dự sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu dự Lễ Khánh thành dự sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

Ngày 16/9/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dự lễ khánh thành dự án nhà máy sản xuất chất bán dẫn của công ty Hana Micron Vina tại Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Đây là dự án sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

Hana Micron Vina (Hàn Quốc) là doanh nghiệp sản xuất và gia công bảng vi mạch tích hợp sử dụng cho điện thoại di động và các sản phẩm điện tử thông minh khác, có tổng vốn đăng ký đầu tư gần 600 triệu USD. Giai đoạn 1 của nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 11/2020.

Ông Choi Chang Ho, Chủ tịch Hana Micron Vina, cho biết đến năm 2025, công ty có kế hoạch tăng tổng mức đầu tư lên trên 1 tỷ USD, doanh thu năm dự kiến đạt 800 triệu USD và tạo ra 4.000 việc làm cho người lao động Việt Nam.

Hana Micron Vina tại Việt Nam sẽ là cơ sở sản xuất số một trong hoạt động kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn Hana Micron, và nhân lực tuyển dụng tại Việt Nam sẽ chiếm 70% trong tổng số nhân lực. Theo kế hoạch, dự kiến năm nay, doanh thu của Công ty đạt 300 triệu USD.

Hana Micron Vina sẽ phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp chất bán dẫn mới tại Việt Nam, góp phần đa dạng các loại hình công nghệ, kỹ thuật sáng tạo mà Việt Nam đang theo đuổi. Ông Choi Chang Ho nói và cho biết yếu tố cốt lõi giúp cho Hàn Quốc có thể trở thành một cường quốc về chất bán dẫn như ngày hôm nay chính là dựa vào nguồn nhân lực ưu tú.

Ông tin tưởng Việt Nam sẽ nhanh chóng phát triển trở thành quốc gia trọng tâm trong lĩnh vực công nghiệp tiên tiến dựa vào nguồn tài nguyên nhân lực xuất sắc và cần mẫn. Hana Micron Vina sẽ nuôi dưỡng những tài năng trẻ ưu tú của Việt Nam trở thành nguồn nhân lực có kỹ thuật cao trong ngành chất bán dẫn.

Dây chuyền sản xuất của Hana Micron Vina tại Khu công nghiệpVân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang). 
Dây chuyền sản xuất của Hana Micron Vina tại Khu công nghiệpVân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang). 

Bắc Giang đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn, tin cậy, an toàn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài (FDI). Trong đó, nổi bật là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc. Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, thông tin với 345 dự án, Hàn Quốc đang là quốc gia đứng thứ nhất về số dự án, đứng thứ hai về tổng vốn đăng ký đầu tư vào tỉnh Bắc Giang.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc chiếm khoảng 25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của khối FDI toàn tỉnh. Hơn 1.200 chuyên gia và lao động Hàn Quốc đang làm việc tại Bắc Giang đã mang đến cho tỉnh một nguồn lực quan trọng, giúp đội ngũ doanh nhân, người lao động của tỉnh được học tập, trao đổi, tiếp cận các công nghệ hiện đại, phong cách quản lý và làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Với việc mở rộng đầu tư, sản xuất; điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư dự án lên gần 600 triệu USD; Hana Micron Vina trở thành một trong những dự án có suất vốn đầu tư/ha lớn nhất (khoảng 90 triệu USD/ha), gấp khoảng 8 lần suất vốn đầu tư trung bình của các dự án FDI tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Bắc Giang xác định dự án của Công ty Hana Micron Vina có ý nghĩa quan trọng với kinh tế xã hội. Đây là dự án sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

Việc triển khai thực hiện hiệu quả dự án sẽ là nền tảng cho định hướng phát triển hệ sinh thái sản xuất chất bán dẫn trong tỉnh Bắc Giang nói riêng và tại miền Bắc nói chung. Đồng thời là cơ hội để tỉnh Bắc Giang thu hút nhiều hơn nữa các dự án công nghệ cao phù hợp với chủ trương, chiến lược thu hút đầu tư của Chính phủ và định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.