Mức thu phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản kể từ 21/3/2024

Thanh Xuân
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/3/2024…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tư số 10/2024/TT-BTC nêu rõ người nộp lệ phí là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản; người nộp phí là tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trữ lượng báo cáo thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Tổ chức thu lệ phí là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản; tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trữ lượng báo cáo thăm dò khoáng sản theo quy định.

Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đối với hoạt động thăm dò, mà diện tích thăm dò nhỏ hơn 100ha, mức thu là 4 triệu đồng/1 giấy phép; diện tích thăm dò từ 100ha đến 50.000ha, mức thu là 10 triệu đồng/1 giấy phép; diện tích thăm dò trên 50.000ha, mức thu là 15 triệu đồng/1 giấy phép.

Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đối với hoạt động khai thác, mà Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối có công suất khai thác dưới 5.000 m3/năm là 1 triệu đồng/giấy phép; công suất khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3/năm, mức thu 10 triệu đồng/giấy phép; công suất khai thác trên 10.000 m3/năm, mức thu 15 triệu đồng/giấy phép.

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm, mức thu 15 triệu đồng/giấy phép; giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm, mức thu 80 triệu đồng/giấy phép; giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại, mức thu 100 triệu đồng/giấy phép…

Còn trường hợp khai thác tận thu là 5 triệu đồng/giấy phép; trường hợp cấp gia hạn giấy phép, cấp lại giấy phép khi chuyển nhượng, mức thu bằng 50% mức thu lệ phí tương ứng với các mức thu nêu trên.

Riêng mức thu phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản quy định tổng chi phí thăm dò khoáng sản thực tế (không bao gồm thuế GTGT) đến 1 tỷ đồng có mức phí 10 triệu đồng; trên 1-10 tỷ đồng thì mức phí là 10 triệu đồng + (0,5% x phần tổng chi phí trên 1 tỷ đồng); trên 10-20 tỷ đồng mức phí là 55 triệu đồng + (0,3% x phần tổng chi phí trên 10 tỷ đồng); trên 20 tỷ đồng thì mức phí là 85 triệu đồng + (0,2% x phần tổng chi phí trên 20 tỷ đồng).

Theo Thông tư, tổ chức thu phí được để lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28/11/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí; nộp 30% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP nộp toàn bộ tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản; Thông tư số 91/2021/TT-BTC ngày 21/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 và Thông tư số 56/2018/TT-BTC ngày 25/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.