Mỹ: Đột phá chip của Huawei chưa có gì là ghê gớm

Bình Minh
“Công nghệ đó vẫn chậm hơn nhiều năm so với những gì chúng tôi đang có ở Mỹ”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói...
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo - Ảnh: Bloomberg.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo - Ảnh: Bloomberg.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói rằng chiếc điện thoại đời mới nhất của Huawei cho thấy Trung Quốc vẫn tụt hậu so với Mỹ về công nghệ chip tiên tiến.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trong chương trình 60 Minutes của kênh CBS News phát sóng vào cuối tuần vừa rồi, bà Raimondo xem nhẹ tuyên bố của Huawei rằng “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc này đã đạt một cú đột phá về chip. Bà nói khoảng cách công nghệ thể hiện qua con chip của Huawei cho thấy chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đạt được thành công trong việc áp các biện pháp hạn chế xuất khẩu lên Trung Quốc.

Đúng vào thời gian diễn ra chuyến thăm của bà Raimondo tới Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái, Huawei đã trình làng một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) sử dụng một con chip 7 nanometer do Trung Quốc sản xuất. Công nghệ của con chip này đi trước hàng thế hệ so với những gì Mỹ tin là Trung Quốc có được sau một loạt biện pháp kiềm chế của Washington.

“Công nghệ đó vẫn chậm hơn nhiều năm so với những gì chúng tôi đang có ở Mỹ”, bà Raimondo nói trong cuộc trả lời phỏng vấn. “Chúng tôi có những con chip tiên tiến nhất trên thế giới. Trung Quốc thì không. Chúng tôi vẫn đang vượt xa Trung Quốc về sáng tạo”, vị Bộ trưởng phát biểu.

Trên cương vị người đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ, bà Raimondo đã tuyên bố sẽ thực hiện hành động “mạnh nhất có thể” để bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ. Người phó của bà Raimondo là ông Alan Estevez cũng đã nói rằng đối tác sản xuất chip của Huawei là Semiconductor Manufacturing International Corp. (SMIC) - công ty chip lớn nhất Trung Quốc - “có khả năng”đã vi phạm luật Mỹ. Ngoài ra, chính quyền của Tổng thống Joe Biden hiện đang xem xét đưa các công ty Trung Quốc mà họ nghi ngờ có thể sản xuất chip cho Huawei vào danh sách đen.

Cuộc chạy đua toàn cầu trong lĩnh vực con chip đã nóng lên kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra - sự kiện dẫn tới việc Mỹ và các đồng minh tăng cường kiểm soát hoạt động xuất khẩu chất bán dẫn sang Nga. Bà Raimondo cho biết các biện pháp hạn chế đã có hiệu quả, trích dẫn các báo cáo nói rằng Nga đang phải lấy chất bán dẫn “từ tủ lạnh, từ máy rửa chén” để sử dụng trong các thiết bị quân sự.

“Chắc chắn là các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của chúng tôi đã làm suy giảm năng lực chiến tranh của họ, khiến cuộc chiến của họ trở nên khó khăn hơn”, bà Raimondo nói.

Bộ Thương mại Mỹ đã và đang đảm nhận một vai trò then chốt trong chiến lược ứng phó với Trung Quốc của chính quyền ông Biden, bao gồm nỗ lực ngăn chặn công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ lọt vào tay Trung Quốc.

Sau khi thuyết phục thành công Hà Lan và Nhật Bản áp dụng một số biện pháp hạn chế công nghệ đối với Trung Quốc vào năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ tiến hành thắt chặt các quy định của Mỹ vào mùa thu. Tiếp đó, bà Raimondo gia tăng sức ép buộc Hà Lan và Nhật Bản, cùng với Hàn Quốc và Đức, hạn chế hơn nữa khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài của Trung Quốc.

Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ cũng chịu trách nhiệm về phân bổ các khoản trợ cấp và vốn vay trị giá tổng cộng hơn 100 tỷ USD để thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất chip tại Mỹ, trong khi tiếp tục tập hợp đồng minh để chặn tham vọng của Trung Quốc về sản xuất chip và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Những tuần gần đây, bà Raimondo đã công bố các khoản hỗ trợ trị giá hàng tỷ USD từ Đạo luật Chips và Khoa học 2022 dành cho các hãng chip lớn gồm Intel, TSMC và Samsung. Dự kiến, hãng chip Micron cũng sắp được cấp một khoản hỗ trợ tương tự.

Kể từ khi Tổng thống Biden lên nắm quyền, Chính phủ liên bang Mỹ đã rót hơn 200 tỷ USD cho ngành chip, và đã có hơn 600 doanh nghiệp đã bày tỏ quan tâm đối với các khoản hỗ trợ này. Đến nay, gần 85% trong tổng số tiền hỗ trợ này đã được phân bổ cho doanh nghiệp - hãng tin Bloomberg cho hay.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.