Mỹ lo xung đột Nga - Ukraine đe dọa tăng trưởng kinh tế

Phương Linh
Rủi ro về kinh tế sẽ phụ thuộc vào độ dài của cuộc xung đột này và mối quan ngại lớn nhất với Mỹ hiện tại là tác động của cuộc xung đột tới giá khí đốt...
 Bà Cecilia Rouse, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng - Ảnh: Getty Images
Bà Cecilia Rouse, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng - Ảnh: Getty Images

Theo cố vấn kinh tế hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, việc Nga tấn công Ukraine sẽ làm gia tăng yếu tố bất định với triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Tôi cho rằng cuộc xung đột chắc chắn sẽ phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế Mỹ dù có vẻ như các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ (nhằm vào Nga) rất hiệu quả”, Cecilia Rouse, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng, chia sẻ tại một sự kiện do tờ Politico tổ chức ngày hôm qua (28/2).

Ngày 28/2, chính quyền Mỹ tuyên bố áp lệnh trừng phạt bổ sung nhằm và Nga, trong đó cấm người dân và doanh nghiệp Mỹ giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga (CBR), Quỹ Đầu tư Quốc gia Nga (NWF) và Bộ Tài chính Nga.

Thông báo này được đưa ra hai ngày sau khi Mỹ, Anh, Canada và EU cho biết sẽ loại các ngân hàng lớn của Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, đồng thời áp dụng biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với CRB. Tài sản và du thuyền của các nhà tài phiệt Nga tại phương Tây cũng có thể bị tịch thu.

Dưới sức ép quá lớn của các lệnh trừng phạt của Mỹ cùng nhiều nước phương Tây liên quan đến xung đột vũ trang Nga-Ukraine, Moscow ngày hôm qua đã nâng lãi suất gấp hơn 2 lần (từ 9,5% lên 20%) trong bối cảnh đồng Rúp mất giá mạnh chưa từng thấy trong lịch sử so với đồng USD.

Đồng rúp rớt giá mạnh trước khi mất tới hơn 30% giá trị so với đồng USD trong ngày 28/2, chạm mức thấp kỷ lục 109 Rúp đổi 1 USD.

“Chiếc thòng lọng đang thắt chặt. Ông Putin sẽ không thể tiếp cận các nguồn lực mà ông ấy đang dựa vào để thực hiện cuộc chiến này”, bà Rouse nói.

Theo bà Rouse, rủi ro về kinh tế với Mỹ phụ thuộc vào độ dài của cuộc xung đột này và mối quan ngại lớn nhất lúc này là tác động của cuộc xung đột tới giá khí tốt. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh chính quyền của ông Biden “đang làm việc với các nước đồng minh để làm mọi điều có thể giải quyết vấn đề này.

Nhà Trắng trước đó cũng cảnh báo người dân Mỹ rằng xung đột Nga-Ukraine có thể dẫn tới giá xăng dầu cao hơn ở Mỹ, nhưng chính phủ sẽ cố gắng triển khai các biện pháp để giảm bớt ảnh hưởng. Giới thạo tin cho biết giới chức Mỹ đang bàn việc xả dự trữ dầu lửa chiến lược.

Năm 2021 đánh dấu sự phục hồi ấn tượng của kinh tế Mỹ sau một năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Theo ước tính của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2021 nước này năm 2021 là 5,7% -  mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1984. Đây là sự phục hồi ngoạn mục khi mà năm 2020, nền kinh tế Mỹ sụt giảm tới 3,4% - mức giảm sâu nhất 74 năm.

Dù khởi đầu năm 2022 không mấy khả quan do tác động của biến thể Covid-19 Omicron, hầu hết các nhà kinh tế lạc quan về triển vọng tăng trưởng năm nay của kinh tế Mỹ. Bình quân, các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay đạt khoảng 4%. Tuy nhiên, đây là dự báo chưa tính tới tác động ngược lại với kinh tế Mỹ khi Washington áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga.

Tin mới

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.