Ngân sách ngành hải quan cán mốc 370.000 tỷ

Trâm Anh
Thu ngân sách ngành hải quan bứt tốc ước đạt 370.000 đồng, vượt dự toán và chỉ tiêu phấn đấu...
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 do Tổng cục Hải quan tổ chức.
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 do Tổng cục Hải quan tổ chức.

Ngày 27/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Tổng cục Hải quan đánh giá, điểm nổi bật trong năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%, tương đương tăng tới 123 tỷ USD so với năm 2020. Đây là sự kiện tiêu biểu của ngành Hải quan, Bộ Tài chính nói riêng và của Việt Nam nói chung, góp phần làm cán cân thanh toán phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá và kiểm soát lạm phát.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2021, xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cục Hải quan Bắc Ninh giữ ngôi vị quán quân với 153,14 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.  

Bên cạnh đó, tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa làm thủ tục qua các Cục Hải quan thuộc 19 tỉnh thành phố phía Nam tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và chiếm khoảng 41% tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của cả nước.

Trị giá xuất nhập khẩu của một số Cục Hải quan ghi nhận đà tăng mạnh mẽ.

Cụ thề, Cục Hải quan Hà Nội đạt 50,67 tỷ USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước. Cục Hải quan Hải Phòng đạt 90,77 tỷ USD, tăng 30,8%; Bà Rịa –Vũng Tàu đạt 21,29 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước; Bình Dương đạt 47,61 tỷ USD, tăng 17%; Đồng Nai đạt 35,31 tỷ USD, tăng 25%; TP. Hồ Chí Minh đạt 117,76 tỷ USD, tăng 7%...

Ngoài ra, một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố đạt trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tăng đột biến như Cục Hải quan: Nghệ An đạt 2,97 tỷ USD, tăng 103%; Gia Lai đạt 1,33 tỷ USD, tăng 330,3% và Quảng Trị đạt 1,03 tỷ USD, tăng 123% so với cùng kỳ năm trước.  

 

Về thu ngân sách nhà nước, năm 2021, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu 315.000 tỷ đồng, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính giao chỉ tiêu phấn đấu thu 335.000 tỷ đồng. Với kết quả thu vừa qua, Tổng cục Hải quan ước tính năm 2021 toàn ngành thu được 370.000 tỷ đồng bằng 117,46% dự toán, bằng 110,45% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Hải quan cho biết thêm, trong năm 2021, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nhìn chung có giảm trên tất cả các tuyến đường bộ, đường hàng không, bưu điện, chuyển phát nhanh, đường biển, đường sông, cảng biển, cảng sông quốc tế.

Nguyên nhân chủ yếu do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn, các nước có chung đường biên giới với nước ta tăng cường công tác phong chống dịch như kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt đối với người, hàng hóa, phương tiện qua lại biên giới.

Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng các chính sách tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Như vậy, năm 2021 (kỳ báo cáo từ 16/12/2020-15/12/2021), lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ, xử lý 14.568 vụ, trị giá hàng vi phạm 2.709 tỷ đồng.

Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 14.200 vụ, thu nộp ngân sách gần 291 tỷ đồng và khởi tố 39 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 176 vụ.

Về nhiệm vụ năm 2022, Tổng cục Hải quan đẩy mạnh tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 ngay sau khi Chiến lược phát triển Hải quan được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Đồng thời, triển khai thực hiện các Nghị quyết về điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, hướng tới mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan thông minh.

Cùng với đó, toàn ngành phấn đấu, nỗ lực ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách năm 2022 là 352.000 tỷ đồng. Dự toán 2022 được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng GDP 6-6,5%; giá dầu thô 60 USD/thùng; kim ngạch xuất khẩu có thuế tăng 8,1%, kim ngạch nhập khẩu có thuế tăng 6,6%.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.