Nissan Việt Nam thay đổi cổ đông chính

An Nhi
Liên doanh xe hơi đến từ Nhật Bản thông báo chính thức thay đổi cổ đông chính
Mẫu xe Grand Livina được trưng bày tại đại lý Nissan Đà Nẵng.
Mẫu xe Grand Livina được trưng bày tại đại lý Nissan Đà Nẵng.
Liên doanh xe hơi đến từ Nhật Bản vừa thông báo chính thức thay đổi cổ đông chính với sự góp mặt của Tập đoàn Tan Chong Holding Berhad, Malaysia.

Nissan Việt Nam chính thức được thành lập vào tháng 12/2008 bởi Công ty TNHH Ôtô Nissan (Nhật Bản) và Tập đoàn Kjaer Group A/S (Kjaer Group).

Đến tháng 4/2010, sản phẩm đầu tiên của Nissan chính thức có mặt tại thị trường là mẫu xe đa dụng Grand Livina. Đây là mẫu xe được Nissan “thuê” lắp ráp tại nhà máy của liên doanh ôtô Hòa Bình (VMC).

Cổ đông chính mới của Nissan Việt Nam là Tập đoàn Tan Chong Holding Berhad (Malaysia). Tan Chong Holding Berhad trở thành thành viên Nissan Việt Nam sau khi nhận toàn bộ cổ phần được chuyển nhượng từ thành viên trước là Tập đoàn Kjaer Group A/S.

Được biết, Tan Chong Holding Berhad hiện đang trong quá trình hoàn thiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, một đại diện Nissan Việt Nam cho biết hiện vẫn chưa có động thái nào cho thấy liên doanh này sẽ chuyển sang lắp ráp tại nhà máy của Tan Chong Holding Berhad thay vì phải “thuê” VMC.

Cũng nhân dịp này, Nissan đã chính thức khai trương đại lý ủy quyền tiêu chuẩn 3S thứ 3 tại Việt Nam là Nissan Đà Nẵng.

Nissan Đà Nẵng là đại lý đạt tiêu chuẩn 3S bao gồm bán hàng, dịch vụ sửa chữa và cung cấp phụ tùng chính hãng. Nissan Đà Nẵng có tổng diện tích xây dựng 12.000 m2 với 3 tầng, tổng vốn đầu tư hơn 75 tỷ đồng. Đại lý được trang bị 38 khoang sửa chữa, 2 buồng sơn và các thiết bị chẩn đoán nhập khẩu từ Nissan Motor Nhật Bản.

Dự kiến ngay trong năm 2010, Nissan Việt Nam sẽ đưa thêm một đại lý ủy quyền đi vào hoạt động, theo đó nâng tổng số đại lý lên con số 4.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.