Nợ thuế ước gần 117.000 nghìn tỷ đồng do "ngấm đòn" Covid - 19

Ánh Tuyết
Số tiền nợ thuế ước khoảng 116.891 tỷ đồng, tăng gần 23% so với thời điểm cuối năm 2020 do bùng dịch Covid. Trong đó, tiền thuế không có khả năng thu hồi trên 25.000 tỷ đồng…
Số tiền nợ thuế tăng gần 23% so với thời điểm cuối năm 2020.
Số tiền nợ thuế tăng gần 23% so với thời điểm cuối năm 2020.

Theo Tổng cục Thuế, tính đến ngày 31/7/2021, tổng số tiền nợ thuế ngành thuế quản lý ước khoảng 116.891 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 22,8% so với thời điểm ngày 31/12/2020, tăng 0,8% so với thời điểm ngày 30/6/2021.    

Nếu không kể số tiền thuế nợ đang xử lý, trình các cấp có thẩm quyền xử lý xóa nợ, miễn giảm, gia hạn, nộp dần tiền thuế và tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếu kiện thì tổng số tiền thuế nợ tính đến thời điểm 31/7/2021 là 105,997 nghìn tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 28,5% so với thời điểm ngày 31/12/2020 và tăng 0,6% so với thời điểm ngày 30/6/2021.

 
"Mặc dù tiến độ thu nợ đạt khá so với chỉ tiêu được giao, cao hơn khoảng 4%. Tuy nhiên, trong năm 2021 liên tiếp xảy ra các đợt bùng phát dịch với diễn biến phức tạp, dẫn đến người nộp thuế gặp khó khăn, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ thuế".
Ông Cao Anh Tuấn
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế

Trong tổng số nợ thuế trên, theo phân tích của Tổng cục thuế, nợ thuế có khả năng thu khoảng 60,3 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 51%. Số còn lại là tiền thuế không có khả năng thu hồi trên 25 nghìn tỷ đồng và tiền thuế nợ đang xử lý xóa, giảm, gia hạn...

Về công tác thu nợ thuế, 7 tháng đầu năm, toàn ngành thực hiện thu hồi nợ đọng đạt 18.802 tỷ đồng, đạt 62,5% chỉ tiêu thu nợ giao.

Theo Tổng cục Thuế, nguyên nhân số nợ còn cao là từ đầu năm 2021 đến nay còn do một số người nộp thuế thuộc ngành nghề được gia hạn nộp thuế chưa nộp giấy đề nghị gia hạn nộp thuế theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ nên vẫn theo dõi nợ thuế làm tổng số nợ thuế tăng lên.

Dù vậy, về tổng quan số thu ngân sách 7 tháng đầu năm nay, theo ngành thuế vẫn đạt khá và tăng trưởng vượt kế hoạch. Lũy kế 7 tháng qua, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý ước đạt trên 763,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Số tiền thu thuế tăng được là nhờ khoản thu đến từ các doanh nghiệp nằm trong llĩnh vực tăng trưởng “nóng” thời gian qua, như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất và lắp ráp ô tô...

Giai đoạn cuối năm, cơ quan thuế các cấp sẽ tổ chức triển khai quyết liệt công tác quản lý thu nợ thuế. Trong đó, yêu cầu cơ quan quản lý thu nợ thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại quy trình quản lý nợ thuế để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp.

Đồng thời, phân công, giao nhiệm vụ thu nợ đối với người nộp thuế có số nợ thuế lớn đến từng phòng quản lý, lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục Thuế, công chức quản lý nợ thuế. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các bộ, ngành liên quan như: công an, ngân hàng, quản lý thị trường, Kế hoạch đầu tư,... trong việc thu hồi nợ đọng thuế, đặc biệt là xử lý thu hồi các khoản tiền nợ đọng liên quan đến đất đai, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Tại hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện công tác 7 tháng và triển khai các trương trình kế hoạch công tác tháng 8 và những tháng còn lại của năm 2021, do Bộ Tài chính vừa tổ chức, Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn đánh giá, diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp và đang lây lan nhanh tại một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh phía Nam, các khu công nghiệp.

Vì vậy, sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và công tác thu ngân sách trong thời gian tới. Bởi riêng 22 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội số thu ngân sách đã chiếm khoảng 64% tổng thu ngân sách.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.