“Ông lớn” khí đốt Nga Gazprom lần đầu tiên báo lỗ sau hơn 2 thập kỷ

Điệp Vũ
Nguyên nhân dẫn tới cú thua lỗ bất ngờ này là doanh thu của Gazprom từ việc bán khí đốt cho thị trường châu Âu giảm chóng mặt kể từ khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra...
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.

Hãng khí đốt quốc doanh khổng lồ của Nga Gazprom lỗ ròng 629 tỷ rúp, tương đương 6,9 tỷ USD, trong năm 2023, đánh dấu năm lỗ đầu tiên trong hơn 20 năm trở lại đây. Nguyên nhân dẫn tới cú thua lỗ bất ngờ này là doanh thu của Gazprom từ việc bán khí đốt cho thị trường châu Âu giảm chóng mặt kể từ khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra.

Khoản lỗ được công bố cách đây ít hôm cho thấy cho thấy tình hình kinh doanh sa sút nhanh chóng của Gazprom - một trong những doanh nghiệp mạnh nhất của nga.

Thông tấn Nga Interfax cho biết thay vì thua lỗ, các nhà phân tích trước đó đã dự báo Gazprom lãi ròng 447 tỷ Rúp, tương đương 4,9 tỷ USD trong năm 2023. Năm 2022 - năm mà Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine - Gazprom lãi ròng 1,2 nghìn tỷ rúp, tương đương 13,1 tỷ USD, nhờ giá khí đốt ở châu Âu tăng lên mức cao kỷ lục.

Theo một phân tích của hãng tin Reuters, 2023 là năm lỗ ròng đầu tiên của Gazprom kể từ cuối thập niên 1990 hoặc đầu những năm 2000 - quanh mốc thời gian 2001 khi ông Alexei Miller, một nhân vật thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, trở thành CEO của hãng khí đốt có trụ sở ở St. Petersburg này.

Gazprom từng lỗ đậm vào cuối thập niên 1990 sau khi vay nợ nhiều bằng ngoại tệ và số nợ càng trở nên lớn hơn do đồng rúp Nga mất giá sâu trong cuộc khủng hoảng tài chính 1998.

Xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu - khu vực từng là thị trường xuất khẩu chủ lực của Gazprom - đã giảm mạnh do mối quan hệ đóng băng giữa Moscow và Brussels trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine. Gazprom - công ty giữ thế độc quyền ở Nga về xuất khẩu khí đốt qua đường ống và có một công ty con về dầu lửa - cũng là mục tiêu lớn nhất của các biện pháp trừng phạt kinh tế mà phương Tây nhằm vào Nga.

Theo ước tính của hãng tin Reuters, lượng xuất khẩu khí đốt của Gazprom sang thị trường châu Âu trong năm 2023 đã giảm 55,6% so với năm 2022, còn 28,3 tỷ mét khối. Từ đầu năm 2023, Gazprom đã ngừng công bố số liệu xuất khẩu của công ty.

Tổng doanh thu của Gazprom trong năm 2023 đạt 8,5 nghìn tỷ rúp, giảm 27% từ mức 11,7 nghìn tỷ rúp vào năm 2022.

Lợi nhuận trước thuế năm 2023 của Gazprom giảm còn 618,38 tỷ rúp, tương đương 6,8 tỷ USD, từ mức 2,79 nghìn tỷ rúp (30,4 tỷ USD) vào năm 2022. Đây là mức lợi nhuận trước thuế thấp nhất của công ty trong 22 năm, theo Reuters.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.