Ông Phạm Nhật Vượng vào danh sách tỷ phú thế giới

Thanh Hải
Tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng, theo tính toán của tạp chí Forbes, tới tháng 3/2013 ở mức 1,5 tỷ USD
Nguồn gốc số tài sản của ông là từ bất động sản và do tự làm mà có được<i> - Ảnh: Bloomberg.</i>
Nguồn gốc số tài sản của ông là từ bất động sản và do tự làm mà có được<i> - Ảnh: Bloomberg.</i>
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, đã trở thành người Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí nổi tiếng Forbes công bố.

Theo công bố hôm 4/3 của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng 44 tuổi, được xếp vị trí thứ 974 trong danh sách gồm 1.426 tỷ phú trên toàn thế giới. Ông cũng là người giàu nhất ở Việt Nam, xét giá trị tài sản trên sàn chứng khoán. Tài sản ròng của ông Vượng, theo Forbes, tới tháng 3/2013 ở mức 1,5 tỷ USD.

Forbes cũng cho biết một số thông tin khác về cá nhân ông Phạm Nhật Vượng như ông đã lập gia đình và hiện có 3 người con.

Theo tạp chí trên, người đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú thế giới là người sáng lập Vingroup, một tập đoàn chuyên về bất động sản, khách sạn và chăm sóc sức khỏe. Ông Vượng từng học ở Moscow (Nga), sau đó tới Ukraine để lập công ty Technocom chuyên sản xuất mỳ ăn liền.

Trở lại Việt Nam vào năm 2001, ông tập trung vào mảng kinh doanh bất động sản. Ông đã bán công ty thực phẩm của mình cho hãng Nestle vào năm 2009. Năm ngoái, ông đã tiến hành sáp nhập Vincom và Vinpearl Land thành Vingroup, một trong những công ty giá trị vốn hóa cao nhất ở Việt Nam.

Ông từng nói với phóng viên của hãng tin Bloomberg rằng: "Nếu anh đưa cho tôi 10 tỷ USD, tôi sẽ dùng tất cả số tiền đó đầu tư vào xây dựng vì còn quá nhiều thứ phải xây. Nhu cầu tại Việt Nam vẫn rất lớn".

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.