Ông Trần Bá Dương: “Chúng tôi sẽ tiên phong giảm giá ôtô”

Bạch Dương
Người đứng đầu Trường Hải có tham vọng xuất ngược xe tới các nước ASEAN
Ông Dương ký tên lên dây chuyền lắp ráp ôtô tại nhà máy mới.<br>
Ông Dương ký tên lên dây chuyền lắp ráp ôtô tại nhà máy mới.<br>
Phát biểu tại sự kiện xây dựng nhà máy Mazda - có vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng - diễn ra cuối tuần qua tại Quảng Nam, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty Cổ phần Ôtô Trương Hải (Thaco) đã có những chia sẻ đáng chú ý.

Theo người đứng đầu Trường Hải, diễn biến của thị trường ôtô tại Việt Nam đang diễn ra theo chiều ngược, đó là xe nguyên chiếc bắt đầu được nhập nhiều, trong bối cảnh các công ty liên doanh ôtô tại Việt Nam đang thu hẹp dần sản xuất và có thể tiến đến ngưng lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc, khi thuế nhập khẩu giảm về bằng 0% vào năm 2018.

Song, ông Dương nói, Trường Hải sẽ quyết tâm làm “kẻ ngược dòng” để lao vào sản xuất.

Vì sao vậy? Ông lý giải, trong thời gian qua, chính sách vĩ mô của Việt Nam cơ bản là ổn định. Với năng lực hiện có cùng chính sách hợp lý của Nhà nước, các doanh nghiệp ôtô tại Việt Nam vẫn có thể duy trì và phát triển sản xuất lắp ráp ôtô theo chiến lược đã đề ra của Chính phủ.

Lấy doanh nghiệp mình làm dẫn chứng, ông Dương kể, từ một doanh nghiệp tư nhân nhỏ, Trường Hải đã nỗ lực đầu tư vào sản xuất, lắp ráp ôtô, và hiện đang cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, chủ yếu là các nhà sản xuất ôtô có thương hiệu trên thế giới, để vươn lên thành doanh nghiệp ôtô hàng đầu ở Việt nam.

Và đến nay, Trường Hải đã chiếm hơn 40% thị phần xe tải, 50% thị phần xe khách. Đặc biệt, với hai thương hiệu KIA và Mazda, Trường Hải đang chiếm hơn 26% thị phần, đứng đầu thị trường xe hơi Việt Nam năm 2016 vừa qua.

Ông Dương khẳng định, đó là thành quả của việc Trường Hải luôn cố gắng giảm giá xe trên thị trường. Năm 2016 - 2018, doanh nghiệp này đặt mục tiêu giảm giá xe 5% mỗi năm.

Nhờ Trường Hải nỗ lực giảm giá xe liên tục mà các hãng xe liên doanh không thể niêm yết giá tuỳ tiện cho người tiêu dùng, ông Dương nói. Thực tế, thời gian qua Trường Hải liên tục giảm giá xe các dòng xe chủ lực, có loại giảm tới hàng trăm triệu đồng.

Thứ hai, người đứng đầu Trường Hải cho rằng quy luật phát triển ngành công nghiệp ôtô trên thế giới từ trước đến nay là bảo vệ thị trường một cách hợp lý, để được chuyển giao công nghệ. Bắt đầu từ lắp ráp để qua đó phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện phụ tùng, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá cho sản phẩm ôtô.

Chính sự phát triển công nghiệp phụ trợ với tỷ lệ nội địa hoá cao mới mang lại giá trị cho xã hội cho nền kinh tế như tạo ra việc làm, đào tạo huấn luyện nguồn nhân lực có kỹ năng, chuyên môn kỹ thuật, phát triển các ngành công nghiệp khác đặc biệt là cơ khí, điện tử, hóa chất; giảm nhập siêu, giúp cân bằng cán cân thanh toán thương mại quốc tế...

"Chúng tôi đã từng bước làm chủ thiết kế, công nghệ và đạt tỷ lệ nội địa hoá hơn 50% đối với xe buýt mang thương hiệu Thaco, 30-35% đối với xe tải. Riêng với xe hơi, chúng tôi mới đạt 18% đối với một số mẫu xe có sản lượng cao, tuy nhiên chúng tôi đã có được những kinh nghiệm cũng như những nền tảng cơ bản. Với thị trường phát triển ổn định và gia tăng trong thời gian tới, nhất là sau 2018, chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển công nghiệp phụ trợ để gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, đặc biệt cho xe hơi, phấn đấu là 40%, để có thể tiến đến xuất khẩu ngược lại các nước trong khu vực ASEAN”, ông Dương nói.

Thứ ba, ông Dương cũng hy vọng, khi thuế suất xe nguyên chiếc về mức 0% vào năm 2018, Chính phủ sẽ điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện cho sản xuất, lắp ráp trong nước, nhằm khuyến khích và duy trì sản xuất lắp ráp ôtô trong nước.

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.