Ôtô nhập khẩu đột biến vì... tăng thuế?

Đức Thọ
Lượng ôtô nguyên chiếc cũ và mới nhập khẩu trong bốn tháng đầu năm tăng đột biến, san bằng cách biệt về số lượng so với cả năm 2007
Hướng tăng thuế đã thúc đẩy doanh nghiệp chạy đua nhập khẩu - Ảnh: Doãn Khuê
Hướng tăng thuế đã thúc đẩy doanh nghiệp chạy đua nhập khẩu - Ảnh: Doãn Khuê
Lượng ôtô nguyên chiếc cũ và mới nhập khẩu trong bốn tháng đầu năm tăng đột biến, san bằng cách biệt về số lượng so với cả năm 2007.

Diễn biến này có bất thường khi chỉ trong khoảng thời gian trên thuế nhập khẩu đã hai lần điều chỉnh tăng?

Kỷ lục mới

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến hết tháng 4/2008, đã có tổng cộng 28.000 chiếc ôtô nhập khẩu về nước, cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ, san bằng cách biệt về số lượng so với cả năm 2007.

Giá trị kim ngạch nhập khẩu mặt hàng bị coi là “xa xỉ phẩm” này trong 4 tháng đầu năm đã đạt 483 triệu USD, cao gấp 5,7 lần so với cùng kỳ năm 2007.

Tính riêng trong tháng 4/2008 đã có 7.000 chiếc được nhập khẩu với giá trị kim ngạch đạt 113 triệu USD. Con số này của tháng 3/2008 là 5.000 chiếc và 95 triệu USD.

Nếu tính tổng giá trị kim ngạch các sản phẩm ôtô bao gồm cả xe nguyên chiếc và linh kiện, 4 tháng đầu năm 2008 cả nước đã chi đến 991 triệu USD để nhập khẩu, cao gấp 4,3 lần so với cùng kỳ năm 2007. Riêng trong tháng 4 giá trị kim ngạch nhập khẩu cả sản phẩm ôtô đã đạt 253 triệu USD.

Những dữ liệu trên cho thấy ôtô nhập khẩu nguyên chiếc bốn tháng đầu năm 2008 đã chính thức lập kỷ lục mới.

Đột biến nhờ… tăng thuế

Câu hỏi đặt ra là tại sao trong năm 2007 có đến 3 lần liên tiếp giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (từ mức 90% xuống còn 60%) mà lượng xe nhập khẩu về nước không tăng mạnh, trong khi bốn tháng đầu năm 2008 đã có hai lần liên tiếp tăng loại thuế suất này (thêm 23%) lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu lại tăng đột biến? Có sự phi lý nào phía sau những con số này?

Câu trả lời sẽ hoàn toàn có lý khi nhìn nhận lại toàn bộ diễn trình của những lần điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc và thị trường ôtô nhập khẩu.

Trong năm 2007, chỉ cần sau lần điều chỉnh thứ hai đưa mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm xuống 70%, giới kinh doanh xe hơi nhập khẩu và người tiêu dùng đã không còn băn khoăn gì về “con đường tơ lụa” đang trải trước mắt. “Niềm tin” càng trở nên vững chắc hơn khi ngày 16/11/2007 mức thuế suất này chỉ còn 60%.

Nhưng điều không mấy ai ngờ tới là ngay trong bốn tháng đầu năm 2008 loại thuế suất này lập tức hai lần bị điều chỉnh tăng trở lại. Đáng chú ý là để có được lần thứ hai tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc lên mức 83%, Thủ tướng đã phải chỉ đạo Bộ Tài chính và một số bên liên quan rà soát, nghiên cứu phương án điều chỉnh, thị trường xe hơi nhập khẩu đã có cả tháng trời để chuẩn bị “đón bão”.

Do vậy, khoảng thời gian “đón bão” nghiễm nhiên trở thành “mùa vàng” để các doanh nghiệp chạy đua nhập khẩu trước thời điểm áp mức thuế mới.

Tất nhiên, phía sau sự đột biến đó còn có một tác động trực tiếp khác: đời sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang tăng lên.

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc và chúng sẽ định hình tương lai của ngành. Trong khi nhiều hãng xe khác đang loay hoay tìm hướng đi trong cuộc đua điện khí hoá thì Tesla của Elon Musk đã tạo ra khoản tiền đáng kể 1,79 tỷ USD từ việc bán tín dụng carbon năm 2023, nâng tổng thu nhập từ các khoản tín dụng từ tín chỉ carbon kể từ năm 2009 lên gần 9 tỷ USD.