Ôtô nội 2008: Liệu có lỡ đà?

Đức Thọ
Với áp lực tăng lượng xe xuất xưởng để đáp ứng thị trường hiện tại, các hãng xe đang như cưỡi trên lưng hổ
Nhiều hãng xe trong nước đang nỗ lực tăng lượng xe xuất xưởng - Ảnh: Đức Thọ.
Nhiều hãng xe trong nước đang nỗ lực tăng lượng xe xuất xưởng - Ảnh: Đức Thọ.

Nhằm tăng nguồn cung cho thị trường, nhiều hãng xe trong nước đã và đang đầu tư nâng công suất khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, đã có những dự báo về khả năng sụt giảm của thị trường ôtô trong nước 2008, dẫn đến lo ngại về sự lỡ đà của các hãng xe.

Đồng loạt tăng cung

Ngay từ giữa năm 2007 một số hãng xe đã bắt tay vào việc nâng công suất lắp ráp. Điển hình là Công ty Ôtô Toyota Việt Nam (TMV). Ngay từ đầu năm 2007 hãng xe này đã tăng năng lực sản xuất của nhà máy từ mức 16.000 xe/năm lên 20.000 xe/năm vào giữa năm 2007. Hiện tại TMV cũng đã phải tăng ca sản xuất lên mức để đạt khả năng xuất xưởng 85-90 xe/ngày.

Tổng giám đốc TMV, ông Nobuhiko Murakami, cho biết năm 2007 hãng đã đầu tư gần 22 triệu USD, trong đó có 16 triệu USD cho hoạt động tăng công suất, cải tiến sản phẩm và nội địa hóa và trong 2 năm 2008 - 2009 hãng cũng sẽ đầu tư thêm khoảng 30 triệu USD nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cùng tỷ lệ nội địa hóa trên từng mẫu xe.

Công ty TNHH Ford Việt Nam cũng cho biết đã tăng sản lượng sản xuất, lắp ráp từ 300/xe/tháng lên mức 800 xe/tháng.

Chưa đầu tư mạnh mẽ vào việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm vào thiết bị, công nghệ song nhiều hãng xe khác như Vidamco với mẫu xe luôn trong tình trạng cháy hàng Chevrolet Captiva hay Honda Việt Nam với mẫu xe duy nhất là Civic thế hệ thứ 8… cũng đang nỗ lực tăng lượng xe xuất xưởng hằng tháng.

Thậm chí các nhà sản xuất có thế mạnh tại phân khúc xe tải và xe thương mại như Trường Hải hay Vinaxuki cũng đang tăng ca làm việc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tổng giám đốc Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên cho biết hiện tại năng lực sản xuất của nhà máy ôtô Vĩnh Phúc có thể đạt 2.000 chiếc/tháng/2 ca và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khó đoán

Mặc dù đã cố gắng tăng lượng xe xuất xưởng ngay từ thời điểm giữa năm trước song đến nay số xe các hãng ôtô trong nước còn nợ khách hàng vẫn chưa hề được giảm xuống. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến thời điểm hiện tại các nhà sản xuất ôtô trong nước vẫn còn nợ khách hàng hơn 10.000 xe các loại. Trong đó nhiều nhất vẫn là Toyota Việt Nam với gần 5.000 chiếc, các hãng xe khác như Ford, Vidamco hay Honda có mức nợ trên dưới 1.000 chiếc.

Thực tế này dường như đã trở thành áp lực bắt buộc các hãng xe phải mở rộng quy mô, nâng công suất, tăng ca làm việc. Thế nhưng, chính điều này cũng đang ngầm đẩy các hãng xe trong nước vào một tình thế khó xử khác. Một số nhà phân tích đã tỏ ra e ngại khi dự báo về thị trường ôtô nội địa năm 2008, đặc biệt là 2 quý cuối năm. Ngay cả giới chóp bu của các hãng xe cũng không thể chắc chắn về “số phận” của mình vào quãng thời gian này.

Ông Michael Pease, Tổng giám đốc Ford Việt Nam, khẳng định thị trường nửa đầu năm 2008 vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ song lại tỏ ra e ngại về thị trường nửa cuối năm. "Tôi vẫn nhìn thấy sự phát triển rất tốt của kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2008. Xuất khẩu tăng và đầu tư tăng, điều này sẽ tác động tích cực tới thị trường ôtô Việt Nam và sức mua vẫn tăng lên, nhưng còn nửa cuối 2008 thì tôi không chắc chắn lắm", ông Pease nói.

Trước đó, ông Huỳnh Dư An, Tổng giám đốc Euro Auto (nhà phân phối chính thức BMW tại Việt Nam) cũng đã nhận định thị trường ôtô trong nước nửa cuối năm 2008 sẽ gặp khó khăn. Ông An đã từng là một thành viên tích cực của hãng xe sang trọng Mercedes-Benz Việt Nam nên những dự báo và phân tích của ông rất đáng tham khảo.

Thực ra không phải thị trường nửa cuối năm 2008 khó đoán mà là toàn bộ thị trường từ trước tới nay và trong tương lai đều khó đoán. Với một thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của tâm lý phong trào, tình trạng “sốt nóng” và “sốt lạnh” liên tục gối đầu nhau đã được coi là khá… bình thường.

Theo các nhà phân tích, rất có thể nhu cầu mua xe trên thị trường nửa cuối năm 2008 sẽ giảm mạnh (một phân do sự chia sẻ với xe nhập khẩu). Trong khi đó, cuộc chạy đua về sản phẩm của các hãng xe sẽ dễ dẫn tới hệ quả là khi thị trường sụt giảm thì lượng xe thành phẩm vẫn ùn ùn đổ ra, không kịp “hãm phanh”. Do vậy, tình thế đảo ngược so với năm vừa qua, cụ thể là nguồn cung lại vượt xa so với nhu cầu nhiều khả năng sẽ thành sự thật.

Trong các cuộc trao đổi với báo giới, lãnh đạo một số hãng xe cũng đã lường đến khả năng này, tuy nhiên như đã nhắc đến ở trên, với áp lực tăng lượng xe xuất xưởng để đáp ứng thị trường hiện tại, các hãng xe đang như cưỡi trên lưng hổ.

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.