Phải đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trường mới được cấp tín dụng

Vũ Phong
Từ 1/1/2022, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu bắt buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng...
Ngân hàng được tự chủ và/hoặc sử dụng kết quả đánh giá môi trường bên thứ ba để cấp tín dụng
Ngân hàng được tự chủ và/hoặc sử dụng kết quả đánh giá môi trường bên thứ ba để cấp tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo dự thảo, tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong việc tổ chức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá rủi ro môi trường của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng để thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

Đáng chú ý, tổ chức tín dụng có quyền sử dụng kết quả đánh giá rủi ro môi trường của dự án của tổ chức có chuyên môn về môi trường hoặc kết quả đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng khác.

 
Tổ chức tín dụng có quyền từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng có dự án đầu tư, phương án kinh doanh không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng có quyền từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng có dự án đầu tư, phương án kinh doanh không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

Dự thảo cũng quy định tổ chức tín dụng không cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại luật bảo vệ môi trường.

Tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, trừ các hình thức cấp tín dụng, khoản cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn dưới hình thức chiết khấu; bao thanh toán; bảo lãnh ngân hàng; cho thuê tài chính; thẻ tín dụng.

Đồng thời, việc xét đánh giá quản lý rủi ro môi trường không áp dụng đối với các khoản vay phục vụ đời sống, cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tiêu dùng; khoản cho vay đối với các dự án đầu tư, phương án kinh doanh thuộc các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, lưu thông hàng hóa không phát thải chất thải, khí thải theo quy định tại luật Bảo vệ môi trường; các khoản đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ công tác quản lý của khách hàng vay vốn…

Các tổ chức tín dụng phải xây dựng và công bố chính sách về môi trường của tổ chức mình, bao gồm cam kết quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Chính sách về môi trường phải được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Ban điều hành.

Các nội dung tại dự thảo nhằm trước tiên là kiểm soát, hạn chế rủi ro cho tổ chức tín dụng khi xảy ra rủi ro môi trường; sau là tác động gián tiếp yêu cầu khách hàng vay vốn tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, hướng tới đầu tư, sản xuất - kinh doanh thân thiện với môi trường.

Thông tư này dự kiến có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022.

Tin mới

Vì sao Xiaomi quyết tâm nhảy vào thị trường xe điện?

Vì sao Xiaomi quyết tâm nhảy vào thị trường xe điện?

Xiaomi, một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đã nhảy vào thị trường xe điện, tung ra mẫu xe có giá chỉ bằng một nửa so với xe điện do Tesla của Mỹ và Porsche của Đức cung cấp, mặc dù mang lại hiệu suất tốt hơn các thương hiệu uy tín đó.
#Auto Hashtag: Bí ẩn đằng sau quyết định sa thải hàng loạt nhân sự của ông chủ Tesla

#Auto Hashtag: Bí ẩn đằng sau quyết định sa thải hàng loạt nhân sự của ông chủ Tesla

Một sự kiện gây xôn xao làng xe thế giới những ngày gần đây: Tỷ phú Elon Musk, ông chủ Tesla vừa quyết định sa thải 500 nhân sự ở mảng kinh doanh trạm sạc Supercharger. Lý do nào đi đến quyết định bất ngờ này? Elon Musk đang suy tính điều gì? Và việc kinh doanh dịch vụ trạm sạc có còn là “miếng bánh ngọt” dành cho các hãng ô tô trên thế giới cũng như tại Việt Nam hay không? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!