Porsche bị là thương hiệu kém tin cậy nhất

Khôi Nguyên
Những người chủ sở hữu Porsche tự hào thường thích cất giữ niềm tự hào và niềm vui của họ một cách an toàn trong gara, nhưng nhiều chiếc Porsche lại dành quá nhiều thời gian trong một “gara” hoàn toàn khác, theo kết quả của một nghiên cứu về độ tin cậy mới.
Porsche bị là thương hiệu kém tin cậy nhất - Ảnh 1

Mới đây, nhà cung cấp dịch vụ bảo hành của Vương quốc Anh Warrantywise đã phân tích dữ liệu từ hơn 131.000 gói bảo hành mở rộng, sử dụng dữ liệu về giá cả và tần suất sửa chữa trong năm 2021 và 2022 để chấm điểm độ tin cậy cho từng thương hiệu.

Và đứng đầu, rất đáng ngạc nhiên trong danh sách đó là Porsche. Danh tiếng về chất lượng kỹ thuật của thương hiệu Đức không được chứng minh bằng kết quả của việc bảo hành. Porsche chỉ đạt 35,1 trên 100 điểm có thể và được xếp hạng thậm chí còn không đáng tin cậy hơn Land Rover, Jaguar và Alfa Romeo.

Nếu có bất kỳ niềm an ủi nào dành cho Porsche, thì đó là chi phí sửa chữa cao nhất được quy cho một trong những chiếc xe của thương hiệu là 10.785 bảng Anh (13.129 USD). Mặc dù vẫn là một số tiền mặt đáng sợ, nhưng nó chưa bằng một nửa hóa đơn sửa chữa cao nhất trên một sản phẩm Land Rover. Đó là một khoản tiền đáng kinh ngạc 23.890 bảng Anh (29.083 USD) cho việc sửa chữa hệ thống điện. Trong khi sửa chữa đắt nhất trên một chiếc Jaguar có giá 16.990 bảng Anh (20.684 USD), giúp nó giành được vị trí thứ ba trong danh sách hẳn không mong muốn chút nào.

Và giá lao động cùng các bộ phận sửa chữa tăng đáng kể gần đây có nghĩa là con số của năm tới có thể còn cao hơn.

Các thương hiệu châu Á tỏ ra đáng tin cậy nhất, đảm bảo năm vị trí hàng đầu ở cuối bảng và giúp bác bỏ quan điểm cho rằng những chiếc xe rẻ hơn có tính toàn vẹn về kỹ thuật kém hơn.

Giám đốc điều hành của Warrantywise, Lawrence Whittaker cho biết: “Giá cao cấp thực sự tạo ra chi phí cao cấp, như hiển nhiên từ dữ liệu trong Chỉ số Độ tin cậy”.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.