Quảng Nam cho phép nghiên cứu, đề xuất 2 dự án khu công nghiệp

Thanh Xuân
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn 1695 và 1696 về việc nghiên cứu, đề xuất dự án Khu công nghiệp Nam Thăng Bình 325ha và Khu công nghiệp phía Tây cao tốc đoạn qua huyện Thăng Bình 400ha…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, xét điều kiện địa điểm đề xuất nghiên cứu dự án Khu công nghiệp Nam Thăng Bình của Công ty cổ phần Tập đoàn BIN Corporation, thuộc phương án phát triển khu công nghiệp của tỉnh Quảng Nam, theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt; và dự án có mục tiêu hoạt động, định hướng là khu công nghiệp sinh thái với ngành nghề thu hút phù hợp tính chất khu công nghiệp sinh thái, ngành sản xuất thân thiện môi trường, sử dụng công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng lớn.

Do đó, để đảm bảo đúng định hướng Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1737/QĐ-TTg và phân bổ diện tích đất phù hợp, UBND tỉnh thống nhất cho phép Công ty cổ phần Tập đoàn BIN Corporation nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư Phân khu 1 Khu công nghiệp Nam Thăng Bình thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai với diện tích 325ha.

Ngoài ra, tỉnh cũng thống nhất cho phép Tập đoàn WHA nghiên cứu đề xuất dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp phía Tây cao tốc đoạn qua huyện Thăng Bình, quy mô 400ha.

UBND tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND huyện Thăng Bình, cùng cơ quan liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, đề xuất dự án.

Theo địa phương, về phương án phát triển khu công nghiệp trong Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam xác định sẽ phát triển công nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, chuyên môn hóa, tự động hóa cao; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo và trở thành trụ cột chính của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, sản phẩm cơ khí, điện, điện tử; hình thành trung tâm cơ khí đa dụng và ôtô quốc gia, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ gắn với dịch vụ hậu cần, logistic cảng biển, sân bay, đường sắt. Thúc đẩy phát triển dự án Trung tâm điện khí miền Trung gắn với các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng và sản phẩm sau khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tạo động lực phát triển mới cho tỉnh và vùng.

Đồng thời, ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghiệp công nghệ cao tại khu vực đồng bằng để thu hút ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức lớn, tự động hóa, giá trị gia tăng cao, đóng góp ngân sách lớn. Đổi mới công nghệ, phát triển hợp lý, bền vững các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến silica, may mặc, thời trang, đồ uống...

Tỉnh dự kiến phát triển một số khu công nghiệp quy mô lớn như: Khu công nghiệp khí - năng lượng và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng và sản phẩm sau khí 431ha,  Khu công nghiệp Tam Anh 3 quy mô 298 ha tại huyện Núi Thành; Khu công nghiệp công nghệ cao Thăng Bình 310ha và Khu công nghiệp Bắc Thăng Bình 2 quy mô 770ha tại huyện Thăng Bình…

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.