Quảng Nam đề xuất tiếp tục ưu đãi cho Trường Hải

Hoài Ngân
Trường Hải muốn có độ trễ trong áp dụng chính sách mới về tiêu chuẩn khí thải
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai - Trường Hải</span><span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">&nbsp;dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 12/2014</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai - Trường Hải</span><span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">&nbsp;dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 12/2014</span>
Sau khi đề xuất thành công việc gia hạn nộp khoản thuế lên tới 1.200 tỷ đồng cho Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, UBND tỉnh Quảng Nam mới đây đã tiếp tục có đề xuất lên Chính phủ về việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp này trong việc sản xuất động cơ.

Đề xuất này được đưa ra trong Báo cáo về tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai - Trường Hải, được gửi lên Chính phủ đầu tuần trước.

Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất cho phép dự án được sản xuất 100.000 động cơ tiêu chuẩn Euro 2,3 (ngay cả trong điều kiện áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 đối với ô tô vào tháng 01 năm 2017) để dự án có sản lượng phù hợp trước khi tiếp tục đầu tư công nghệ đạt tiêu chuẩn Euro 4,5 đáp ứng yêu cầu môi trường và hội nhập tại khu vực.

Lý do của đề xuất này là Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai - Trường Hải là dự án “có quy mô lớn, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, gia tăng hàm lượng công nghệ cao cho sản phẩm cơ khí và ô tô tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước”.

Trước đó, ngày 05/6/2012, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 33321000093 cho Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai - Trường Hải tại Khu công nghiệp, hậu cần cảng Tam Hiệp với diện tích đất dự kiến 11,092ha, tổng vốn đăng ký 2.643 tỷ đồng Việt Nam. 

Theo Giấy chứng nhận đầu tư, dự án sẽ bắt đầu triển khai xây dựng năm 2012 và đi vào hoạt động trong năm 2013. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, công ty gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, theo lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải cho việc sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô - xe máy mới theo Quyết định 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ, thời điểm áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 bắt đầu vào tháng 01/2017.

Trong khi đó, do một số khó khăn vướng mắc về tình hình vay vốn, công ty dự kiến hoàn thành và đưa dự án đi vào hoạt động vào tháng 12/2014. Vì vậy, thời gian áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 chỉ còn lại 2 năm và quá ngắn so với thời gian hoạt động của dự án. Bên cạnh đó, chi phí và nguồn cung ứng nguyên nhiên liệu đạt yêu cầu để chuyển đổi áp dụng theo tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trong điều kiện hiện tại của Việt Nam là rất lớn.

Công ty đã có văn bản trình UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan đề nghị cho phép dự án được sản xuất tối thiểu 100.000 động cơ theo tiêu chuẩn Euro 2,3. Ngày 02/7/2013, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 6345/BGTVT-KHCN thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép dự án “Nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai - Trường Hải” được sản xuất 100.000 động cơ Diesel theo tiêu chuẩn khí thải tương đương Euro 2/Euro 3 dùng đề lắp ráp trên các xe ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đến hết năm 2018.

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.