Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn dư gần 900 tỷ đồng

Mạnh Đức
Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết quý 4/2021 (đến hết ngày 31/12/2021) là 898,582 tỷ đồng. Trong quý 4/2021 (từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021) đã sử dụng 666,816 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu…
Quỹ BOG là công cụ chủ yếu để nhà điều hành quản lý giá xăng dầu.
Quỹ BOG là công cụ chủ yếu để nhà điều hành quản lý giá xăng dầu.

Bộ Tài chính vừa công bố báo cáo về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) quý 4/2021. Theo đó, số dư Quỹ BOG đến hết quý 4/2021 (đến hết ngày 31/12/2021) là 898,582 tỷ đồng.

Tổng số trích Quỹ BOG trong quý 4/2021 (từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021) là 739,685 tỷ đồng; Tổng số sử dụng Quỹ BOG trong quý 4/2021 (từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021) là 666,816 tỷ đồng; Lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương trong quý 4/2021 là 1,764 tỷ đồng; Lãi vay phát sinh trên số dư Quỹ BOG âm trong quý 4/2021 là 138 triệu đồng;

Số dư Quỹ BOG đến hết Quý 3/2021 (đến hết ngày 30/9/2021) là 824,088 tỷ đồng; Số dư Quỹ BOG đến hết Quý 2/2021 (đến hết ngày 30/6/2021) là 1.122,920 tỷ đồng; Số dư Quỹ BOG đến hết Quý 1/2021 (đến hết ngày 31/3/2021) là 5.340,068 tỷ đồng; Số dư Quỹ BOG tại thời điểm 31/12/2020 là 9.234,614 tỷ đồng.

Việc công bố thông tin được thực hiện trên nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 và Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 (sửa đổi, bổ sung) của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Trước đó, ngày 18/11/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 103/2021/TT-BTC hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ BOG xăng dầu.

Có hiệu lực từ ngày 01/02/2022, thông tư 103 nêu rõ, Quỹ BOG xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước; toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.

Quỹ BOG xăng dầu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng.

Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu chỉ thực hiện một lần đối với một thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra đầu tiên tính trên một lít, kg xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu theo quy định.

Khi có thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương về mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu, thời gian thực hiện, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu đối với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa theo quy định.

Theo thông tư 103, tại kỳ điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, trường hợp tổng số dư Quỹ BOG xăng dầu (số ước tính) của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu ở mức lớn hơn hoặc bằng 7.000 tỷ đồng, Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh giảm mức trích lập hoặc tạm dừng trích lập Quỹ BOG xăng dầu.

Thời gian qua, Quỹ BOG là công cụ chủ yếu để nhà điều hành quản lý giá xăng dầu trong bối cảnh giá thế giới liên tục tăng cao.

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu gần nhất (ngày 21/02/2022), Liên Bộ Công Thương – Tài chính không thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, giữ nguyên mức trích lập đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg như kỳ điều hành ngày 11/02/2022.

Đồng thời chi sử dụng Quỹ BOG đối với xăng E5RON92 ở mức 250 đồng/lít (kỳ trước là 200 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 100 đồng/lít (kỳ trước không chi), dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa và dầu mazut không chi.

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.