Quy hoạch cảng Cà Nà (Ninh Thuận) cho tàu tải trọng lớn

Thiên Ân
Theo Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, cảng biển Ninh Thuận trong đó có khu bến Cà Ná, là cảng tổng hợp quốc gia, đóng vai trò đầu mối khu vực và được quy hoạch để tiếp nhận tàu tải trọng đến 100.000 DWT và lớn hơn...
Khu đô thị - công nghiệp  cảng Cà Ná. Ảnh: Portcoast.
Khu đô thị - công nghiệp cảng Cà Ná. Ảnh: Portcoast.

Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 202 – 2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt, xác định cảng biển là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư phát triển về kết cấu hạ tầng.

Quy hoạch phát triển cảng biển Ninh Thuận, gồm khu bến Cà Ná (huyện Thuận Nam) và khu bến Ninh Chữ (TP. Phan Rang - Tháp Chàm), là cảng biển tổng hợp quốc gia có chức năng làm bến cảng tổng hợp làm hàng rời, hàng container, hàng khí và lỏng.

Quy hoạch phát triển cảng biển Ninh Thuận trong quy hoạch tỉnh Ninh Thuận được định hướng phát triển theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó định hướng phát triển tập trung vào cảng biển nước sâu Cà Ná được ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng liên quan, như hạ tầng cảng, đường giao thông kết nối. Cụ thể, xây dựng mạng lưới giao thông đường sắt nối từ cảng tổng hợp Cà Ná đến ga đường sắt Cà Ná, nhằm phát triển vận tải đa phương thức

Đồng thời, xây dựng trung tâm điện lực LNG công suất 1.500 mW tại khu bến Cà Ná (giai đoạn 2021 – 2030); xây dựng mạng lưới đường nội tỉnh với 7 tuyến đầu tư mới và  tuyến kết nối từ khu cảng Cà Ná đến khu vực Nam Tây Nguyên, kết nối huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) và huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) tạo kết nối liên vùng.

Định hướng quy hoạch cũng nhắm tới xây dựng các trung tâm logistics đặt tại khu bến Cà Ná và khu bến Ninh Chữ. Song song, tỉnh Ninh Thuận cũng quy hoạch xây dựng một trung tâm ICD (cảng cạn) phục vụ làm hàng xuất nhập khẩu cho các khu công nghiệp cua tỉnh, cũng như phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu cho khu vực. Năng lực thông qua của ICD Cà Ná dự kiến từ 150 – 200 TEUs/năm.

Việc quy hoạch các ICD tại Ninh Thuận (ICD Cà Ná, ICD Lợi Hải…) theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Được biết, Bộ Giao thông vận tải trước đó đã ban hành Quyết định 506/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2023 công bố cảng cạn Việt Nam.

Danh mục 11 cảng cạn được công bố, bao gồm: 1. ICD Hải Linh (Phú Thọ); 2. ICD Km 3+4 Móng Cái (Quảng Ninh); 3. ICD Tân Cảng Hải Phòng; 4. ICD Đình Vũ – Quảng Bình; 5. ICD Hoàng Thành; 6. ICD Long Biên; 7. ICD Tân Cảng Hà Nam; 8. ICD Phúc Lộc - Ninh Bình; 9. ICD Tân Cảng Nhơn Trạch; 10. ICD Tân Cảng Quế Võ; và 11. ICD Tân Cảng Long Bình giai đoạn 1. Đến tháng 8/2023, Bộ Giao thông vận tải công bố bổ sung ICD Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) vào hệ thống cảng cạn Việt Nam.

Dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná (Dự án) giai đoạn 1 do Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) làm chủ đầu tư tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Dự án có tổng diện tích quy hoạch 85,52 ha bao gồm 2 bến cảng tiếp nhận hàng tổng hợp, hàng container, hàng rời trọng tải đến 100.000 DWT.

Tỉnh Ninh Thuận coi dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná là một trong những đột phá không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Theo đó, sẽ tạo ra những bước phát triển mạnh cho địa phương và kéo theo sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực quan trọng như công nghiệp, kinh tế biển, đô thị biển, công nghiệp mới, năng lượng, logistics và dịch vụ cảng biển…

Dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 được khởi công ngày 25/8/2020. Trong đó, hạng mục bến cảng 1A đã hoàn thành, công bố cảng và đưa vào khai thác vào quý 2/2022. Dự án sẽ hoàn thành trong năm 2023, sớm hơn một năm so vớ kế hoach dự kiến.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.