Rà soát toàn bộ cơ sở giáo dục có chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

Đỗ Như
Ngày 28/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản gửi các Sở giáo dục đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo văn bản, trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam luôn đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục; hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đã được triển khai trong nhiều năm qua, được quy định tại Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, được cụ thể hóa tại các nghị định của Chính phủ.

Các cơ quan quản lý nhà nước đã tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được kết quả tích cực; tạo cơ hội học tập cho người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, nắm bắt tình hình tại một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người học, nguy cơ rủi ro cao.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục Đào tạo đề nghị các Sở giáo dục đào tạo khi tham mưu, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ về thành lập, cho phép hoạt động của các cơ sở giáo dục; các chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, pháp nhân và các yếu tố liên quan khác theo quy định.

Yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai chương trình giáo dục tích hợp, liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo; quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo.

Rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài trên địa bàn, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp thực hiện không đúng quy định, phải xử lý kịp thời. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có). 

Phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, học viên; lưu ý cha mẹ học sinh, học viên tìm hiểu kỹ lưỡng về những lợi ích khi tham gia góp vốn đầu tư, cũng như các hình thức đóng học phí và những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các cơ chế, hình thức đó.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.