Samsung CE Complex kiến nghị hoàn thuế VAT 1.000 tỷ đồng

Hồng Vinh
Đã hơn hai năm tính từ thời điểm bắt đầu phát sinh tiền thuế VAT mà Công ty Samsung CE Complex vẫn chưa được hoàn thuế VAT, tổng cộng khoảng 1.000 tỷ đồng…
Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp Hàn Quốc diễn ra chiều 16/8
Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp Hàn Quốc diễn ra chiều 16/8

Tại Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp Hàn Quốc diễn ra chiều 16/8, ông Youn Chel Woon, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung CE Complex (SEHC) vẫn tiếp tục kiến nghị về khoản hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) trị giá tới 44 triệu USD.

Theo đó, từ năm 2020, nhà máy Samsung SEHC đã xin phép chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp thông thường sang loại hình doanh nghiệp chế xuất (EPE). Đến ngày 1/5/2021, nhà máy chính thức được phê duyệt trở thành doanh nghiệp chế xuất (EPE). Tuy nhiên, thời điểm trước và sau khi được chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp chế xuất đã phát sinh vấn đề hoàn thuế VAT.

Cụ thể, SEHC chưa được hoàn số tiền 24 triệu USD cho giai đoạn trước khi chuyển đổi sang EPE. Cùng với đó, 20 triệu USD trong vòng 18 tháng (từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2022) cũng chưa được hoàn. Tổng cộng số tiền thuế VAT chờ hoàn đến 44 triệu USD, tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cục Thuế TP.HCM cũng đã thực hiện việc kiểm tra trước hoàn thuế trong vòng hai tháng để đánh giá tính phù hợp của việc hoàn thuế và có hai lần gửi công văn báo cáo kết quả kiểm tra cho Tổng cục Thuế để kiến nghị hướng dẫn quyết định cuối cùng về việc hoàn thuế từ tháng 7/2022.

Đầu tháng 7 vừa qua, Tổng cục Thuế đã chủ trì cuộc họp với các bên tham gia, gồm có Vụ Pháp chế, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính, Cục thuế TP.HCM, và đại diện của Samsung, tổ chức tại Tổng cục thuế (tại Hà Nội). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất cứ quyết định giải quyết nào được đưa ra.

Trao đổi vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết vấn đề của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung CE Complex đã được Cục Thuế TP.HCM rà soát và báo cáo với Tổng cục Thuế.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang xem xét để xác định việc thực hiện hoàn thuế từ cơ quan thuế hay cơ quan hải quan để tiến hành các thủ tục hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Samsung là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất và cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 20 tỉ USD. Tập đoàn này cũng xác định Việt Nam là cứ điểm đầu tư lâu dài.

Hiện nay, các dự án lớn của Samsung tập trung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM. Tổng nhân lực của Samsung tại Việt Nam khoảng 100.000 người. Trong đó, khối sản xuất chiếm 74%, kỹ sư chiếm 17%, khối văn phòng chiếm 7%, người lao động nước ngoài chỉ có 261 người.

Trong năm 2022, tổng doanh thu của các dự án tại Việt Nam đạt khoảng 74 tỉ USD, xuất khẩu đạt 65 tỉ USD, đóng góp 17,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tạo việc làm cho hơn 96.000 lao động. Hiện hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam và được xuất khẩu đi 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay có 51 doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng cấp 1 của Samsung.

Samsung cũng đã đầu tư thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) lớn nhất khu vực Đông Nam Á có tổng vốn đầu tư 220 triệu USD tại Hà Nội (đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2022).

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.