Sắp diễn ra tọa đàm: "Phát triển điện mặt trời mái nhà: Cơ chế nào phù hợp?"

Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy
Chủ đề này sẽ được các chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ tại Tọa đàm: “Phát triển điện mặt trời mái nhà: Cơ chế nào phù hợp” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức ngày 10/5/2024...
Tọa đàm: “Phát triển điện mặt trời mái nhà: cơ chế nào phù hợp” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức sẽ diễn ra vào 9h sáng ngày 10/5/2024.
Tọa đàm: “Phát triển điện mặt trời mái nhà: cơ chế nào phù hợp” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức sẽ diễn ra vào 9h sáng ngày 10/5/2024.

Phát triển điện mặt trời nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng hiện đang là vấn đề rất nóng, nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các hộ gia đình.

Trong bối cảnh các nguồn điện truyền thống như nhiệt điện, thủy điện gặp khó khăn thì việc khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, như điện gió; điện mặt trời, trong đó có điện mặt trời mái nhà là một giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu điện hiện nay.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện 8) được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, trong đó nêu rõ phấn đấu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Cụ thể, từ nay đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện mặt trời dự kiến tăng thêm 4.100 MW; định hướng đến năm 2050, tổng công suất là từ 168.594- 189.294 MW, sản xuất 252,1- 291,5 tỷ kWh.

Quy hoạch điện 8 cũng nêu rõ, ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện.

Nhằm triển khai Quy hoạch điện 8, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã hoàn thiện và đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Đáng chú ý, trong dự thảo Nghị định đề xuất hai chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.

Trường hợp thứ nhất: Với điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không đấu nối với hệ thống điện quốc gia, loại hình này ưu tiên phát triển không giới hạn công suất. Đồng thời phát triển điện mặt trời mái nhà phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.

Dự thảo cũng quy định các hành vi trái quy định trong quá trình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Trường hợp thứ hai: Đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không đầu tư mua bán điện.

Dự thảo này cho phép tổ chức, cá nhân lựa chọn phát hoặc không phát sản lượng điện dư thừa của điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện. Nếu tổ chức, cá nhân lựa chọn “phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia” thì nhà nước ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán. Tuy nhiên, hiện nay quy định này vẫn đang có những ý kiến trái chiều.

Sắp diễn ra tọa đàm: "Phát triển điện mặt trời mái nhà: Cơ chế nào phù hợp?" - Ảnh 1

Nhằm trao đổi, thảo luận về tình hình phát triển điện mặt trời nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng hiện nay; đồng thời tập hợp các ý kiến đóng góp, các giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo phát triển điện mặt trời mái nhà hài hòa lợi ích cho các bên; ngày 10/5/2024, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức buổi tọa đàm: “Phát triển điện mặt trời mái nhà: Cơ chế nào phù hợp?”.

Tại tọa đàm, các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ phân tích, làm rõ về thực trạng phát triển điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam hiện nay; những cơ hội tiềm năng và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà đặc biệt, từ thời điểm cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà theo quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực vào ngày 1/1/2021, nhưng đến nay cơ chế mới vẫn chưa được ban hành.

Các ý kiến tại tọa đàm cũng sẽ đưa ra những quan điểm, góp ý cơ chế phù hợp cho phát triển điện mặt trời mái nhà, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới.

Tọa đàm cũng phân tích một số nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu đang được Bộ Công Thương xây dựng hoàn thiện trong đó có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, thu hút sự quan tâm của dư luận, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân như giá bán điện 0 đồng…

Tọa đàm có sự tham gia chia sẻ của các chuyên gia tư vấn và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo:

- Bà Nguyễn Phương Mai, Chuyên gia tư vấn các dự án hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo Việt Nam.

- Ông Nguyễn Minh Đức, Chuyên gia Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

- Ông Phạm Đặng An, Phó Tổng giám đốc Công ty Vũ Phong.

- Điều hành tọa đàm: Nhà báo Hương Loan, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy.

Chương trình sẽ được phát sóng trên các nền tảng Vneconomy.vn, Fanpage VnEconomy, Youtube VnEconomy vào 9h sáng ngày 10 tháng 5 năm 2024.

Kính mời quý vị đón xem!

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.