Sắp tái giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô?

Ánh Tuyết
Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính đề xuất hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, trong bối cảnh dịch Covid-19...
TC Motor kiến nghị tái áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
TC Motor kiến nghị tái áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

 

"Cần đánh giá và tính toán kỹ tác động, trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trong bối cảnh dịch Covid-19, báo cáo thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2021".

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu kiến nghị của Công ty CP Thành Công Motor Việt Nam.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ nhận được công văn số 45/2021/CV-TCM của công ty Cổ phần Thành Công Motor Việt Nam (TC Motor) kiến nghị tái áp dụng quy định mức thu lệ phí trước bạ giảm 50% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Đầu tháng 8, UBND tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng cho phép gia hạn chương trình ưu đãi thuế đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước cho giai đoạn từ sau năm 2022.

Đồng thời, cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thị đặc biệt đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trong một khoảng thời gian phù hợp, tùy theo diễn biến của dịch bệnh. Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô nội địa. Ngoài các chính sách ngắn hạn, cần phải có biện pháp dài hạn để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước.

Được biết, trong năm 2020, nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành sản xuất ô tô trong nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP, theo đó quy định giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020. Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021. Ước tính của Bộ Tài chính, tổng số lệ phí ước giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 3.700 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi tổng kết việc thực hiện Nghị định số 70/2020/NĐ-CP, nhờ việc giảm 50% phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm, số thuế, phí của doanh nghiệp ôtô đóng góp vào ngân sách tăng khoảng 11.200 tỷ đồng. Có thể thấy chính sách đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, kích thích nhu cầu mua xe ô tô của các tổ chức, cá nhân; đồng thời góp phần ổn định nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19. 

 

Tháng 5 vừa qua, Bộ Tài chính đã từng bác đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô đăng ký mới của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và cho biết sẽ tiếp tục cập nhật số liệu, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước để có chính sách phù hợp.

Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam (VAMA), doanh số bán ô tô tháng 7/2021 của các doanh nghiệp thành viên chỉ đạt 16.035 chiếc, giảm 32% so với tháng 6.2021. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp thị trường ô tô Việt Nam bị suy giảm sức mua. So với thời điểm bắt đầu đi xuống hồi tháng 4/2021, sức mua ô tô tháng 7 đã giảm gần một nửa.

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.