Sáu "ông lớn" chiếm 90% thị phần tự nguyện kê khai, nộp thuế thương mại điện tử xuyên biên giới

Trâm Anh
Hiện 6 nhà cung cấp nước ngoài chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam tự nguyện kê khai và nộp thuế. Tổng số thuế thu được đến nay đạt gần 1.000 tỷ đồng....
Sau 6 tháng vận hành, có 36 nhà cung cấp đăng ký kê khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.
Sau 6 tháng vận hành, có 36 nhà cung cấp đăng ký kê khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết từ ngày 21/3 vừa qua, Bộ Tài chính chính thức đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tạo thuận lợi, bình đẳng, minh bạch trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế theo xu hướng quản lý thuế quốc tế.

Cổng thông tin điện tử là địa chỉ để nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế cũng như có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế Việt Nam.

Với phương thức thu thuế mới này, Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN khẳng định chủ quyền đánh thuế của quốc gia đối với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới ở nước ta.

Theo ông Đặng Ngọc Minh, sau khi được cơ quan thuế tích cực tuyên truyền, trao đổi, vận động, đến nay đã có 36 nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đăng ký kê khai và nộp thuế trên cổng thông tin này, trong đó, có nhiều doanh nghiệp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix…

Đặc biệt, sau thời gian trao đổi và làm việc, gần đây, Tập đoàn Apple cũng chính thức thực hiện kê khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.

Như vậy, "cả 6 nhà cung cấp nước ngoài Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple vốn đang nắm giữ 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam", đại diện Tổng cục Thuế khẳng định.

 

“Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài kê khai thuế theo quý nên tính từ 21/3 đến nay các doanh nghiệp đã tạm nộp thay cho cá nhân phát sinh doanh thu của Việt Nam gần 500 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Còn tính từ đầu năm đến nay, tổng số tiền các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã nộp tại Việt Nam là xấp xỉ 1.000 tỷ đồng".

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Những kết quả bước đầu này cho thấy sự phối hợp, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong việc phối hợp với cơ quan thuế để tìm hiểu các chính sách thuế, có các đề xuất, góp ý cho cơ quan thuế để hoàn thiện chính sách thuế, công cụ quản lý thuế, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan thuế.

"Ngoài việc khẳng định chủ quyền đánh thuế của quốc gia, các kết quả trên cũng cho thấy chính sách quản lý thuế của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới khi kinh doanh tại Việt Nam", ông Minh đánh giá.

Trong thời gian tới, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết cơ quan thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các người nộp thuế thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế tại Việt Nam theo đúng cam kết và các quy định của Việt Nam về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp với các dịch vụ xuyên biên giới.

Cùng với đó, Tổng cục Thuế cũng đã triển khai Ứng dụng thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động (eTax Mobile) cho các cá nhân. Ứng dụng cung cấp cho người nộp thuế các chức năng chính như đăng ký mở tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế và tiếp cận với các thông tin chính sách mới.

Tới đây, Tổng cục Thuế hiện sẽ tiếp tục triển khai một cổng thông tin để các sàn thương mại điện tử kê khai, có thể nộp thay các hộ kinh doanh; hoặc các sàn cũng có thể nhận ủy quyền để cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.