Sẽ quản chặt thương mại điện tử để ngăn buôn lậu tràn lan như "nấm sau mưa"

Châu Anh
Nhiều đối tượng triệt để lợi dụng các tiện ích mà thương mại điện tử mang lại để hoạt động vi phạm pháp luật, như lợi dụng việc khai báo hải quan điện tử để buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, trà trộn hàng giả...
Lực lượng quản lý thị trường khám xét kho hàng không rõ nguồn gốc được giao bán qua thương mại điện tử
Lực lượng quản lý thị trường khám xét kho hàng không rõ nguồn gốc được giao bán qua thương mại điện tử

Thông tin từ Bộ Tài chính, trong tháng 3 này, cơ quan chức năng của Bộ sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với nhóm doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam” nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới, chú trọng hoạt động cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới của nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.

Trong đó đặt ra nhiệm vụ  phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội; xây dựng cơ sở dữ liệu rủi ro; kiểm tra, đối chiếu thông tin người nộp thuế; thanh tra đối với người nộp thuế lớn, phức tạp, không tuân thủ nghĩa vụ thuế...

Theo đại diện Vụ Thanh tra, kiểm tra, Tổng cục Thuế (Bộ Tài Chính) vi phạm phổ biến trong trong kinh doanh thương mại điện tử là không hình thành cơ sở thường trú tại Việt Nam để tránh quản lý thuế từ cơ quan thuế Việt Nam; phát sinh thu nhập từ việc tổ chức hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam.

Ngoài ra, một số đối tượng còn thành lập đơn vị pháp nhân tại các thiên đường thuế, các nước có ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam để tránh thuế; khai báo địa chỉ tại nước ngoài không rõ ràng, chính xác gây khó khăn cho cơ quan thuế Việt Nam liên lạc, xác minh.

Các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái có nhiều thủ đoạn rất tinh vi. Các đối tượng có thể khởi tạo gian hàng và chỉ chạy trong một đợt, sau đó sẽ có những chương trình giảm giá đặc biệt như giá 1.000 đồng, giá 0 đồng…; nhưng khi hết chương trình, họ đóng gian hàng và cũng biến mất luôn. Việc làm này không chỉ gây tổn hại đến người tiêu dùng mà còn gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Trong tháng 2/2022, thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 10.099 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 186.853 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan và qua điều tra chống buôn lậu đã bắt giữ 1.770 vụ; kiến nghị xử lý tài chính 8.967.393 triệu đồng. Trong đó, kiến nghị thu hồi nộp 2.095.606 triệu đồng, kiến nghị xử lý tài chính  khác 6.213.505 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính 658,282 triệu đồng. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1,6 tỷ.

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.