Siết chặt hoạt động đào tạo cấp giấy phép lái xe

Phương Anh
Bộ Giao thông Vận tải quy định hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo hướng chặt chẽ hơn
Việc cấp giấy phép lái xe dễ dàng sẽ dẫn đến chất lượng người lái xe thấp, từ đó gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông.
Việc cấp giấy phép lái xe dễ dàng sẽ dẫn đến chất lượng người lái xe thấp, từ đó gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT quy định về hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo hướng chặt chẽ hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và tăng cường an toàn giao thông.

Cụ thể, thông tư quy định các cơ sở đào tạo lái xe phải có đầy đủ hệ thống phòng học chuyên môn, phòng nghiệp vụ, phòng giảng dạy của giáo viên, xe tập lái, sân tập lái và đường tập lái... bảo đảm các tiêu chuẩn.

Giáo viên dạy môn Luật Giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.

Giáo viên dạy thực hành phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo. Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có tối thiểu giấy phép lái xe hạng B2; thâm niên lái xe của giáo viên dạy hạng B1, B2 từ 3 năm trở lên, của hạng C, D, E và F là từ 5 năm trở lên.

Về điều kiện sân bãi, thông tư quy định sân bãi đối với đào tạo giấy phép lái xe hạng C là 10.000m2, thấp hơn 4.000m2 so với quy định cũ; đối với các hạng A1, A2, A3, B1, B2 và D, E, F vẫn giữ nguyên quy định cũ.

Thông tư cũng quy định rõ thời hạn cấp giấy phép lái xe là 5 năm. Các cơ sở muốn được cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ôtô hoặc điều chỉnh lưu lượng đào tạo trên 20% hay điều chỉnh hạng xe đào tạo chỉ cần xin phép Sở Giao thông Vận tải địa phương.

Đối với việc thành lập trung tâm sát hạch loại 1, trung tâm phải có ý kiến thỏa thuận của Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh; việc xây mới trung tâm sát hạch loại 2 hoặc nâng từ loại 2 lên loại 1 phải có ý kiến của Cục Đường bộ Việt Nam. Riêng các trung tâm sát hạch loại 3 chỉ cần địa phương cho phép là có thể thành lập.

Ngoài ra, thông tư cũng quy định việc quản lý chặt chẽ giấy phép lái xe các hạng.

Theo đó, người có giấy phép lái xe hạng B1 muốn hành nghề lái xe và người có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe phải dự khóa đào tạo và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới. giấy phép lái xe hạng D và E do ngành giao thông vận tải cấp trước ngày 1/7/2009 cho người chưa đủ tuổi theo quy định của Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 được tiếp tục đổi giấy phép lái xe khi hết hạn.

Đối với người có giấy phép lái xe hạng C được cấp trước ngày 1/7/2010 đang điều khiển ô tô đầu kéo kéo sơmi rơmoóc được tiếp tục điều khiển loại xe này đến ngày 1/7/2010. Người có giấy phép lái xe hạng FD, FE được cấp trước ngày 1/7/2010, nếu có nhu cầu điều khiển ô tô tải kéo rơ moóc hoặc ô tô đầu kéo kéo sơmi rơmoóc được đổi bổ sung hạng FC.

Đặc biệt, nhằm ngăn chặn tình trạng làm giấy phép lái xe giả, thông tư cũng quy định rõ “người giả khai báo mất hoặc tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe hoặc có hành vi cố tình gian dối khác, trong quá trình làm thủ tục đổi hoặc đề nghị cấp lại giấy phép lái xe, khi kiểm tra phát hiện, cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc”.

Tin mới

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Trong lĩnh vực ô tô, hầu hết các OEM đều đặt mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng báo cáo và tiêu chuẩn về lượng khí thải vẫn còn yếu. Áp lực pháp lý sắp tới đối với lượng khí thải sẽ yêu cầu các công ty cải thiện việc báo cáo lượng khí thải và quản lý các chiến lược không phát thải thực tế hơn.