Sớm hình thành sàn giao dịch công nghệ, việc làm, bất động sản để minh bạch thị trường

Phạm Vinh
Để thị trường bất động sản, việc làm và khoa học công nghệ hoạt động công khai, minh bạch, giảm thiểu rủi ro,… Văn phòng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành có liên quan báo cáo thành lập các sàn giao dịch trước ngày 8/9…
Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến công tác quản lý, phát triển thị trường việc làm, bất động sản, khoa học công nghệ lành mạnh, công khai, minh bạch. (Ảnh: VGP).
Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến công tác quản lý, phát triển thị trường việc làm, bất động sản, khoa học công nghệ lành mạnh, công khai, minh bạch. (Ảnh: VGP).

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 354/TB-VPCP ngày 26/8/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc thành lập các sàn giao dịch: việc làm, công nghệ, giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất.

Thông báo nêu rõ, thực tế hiện nay, thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ đang hình thành và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Sự hình thành và phát triển của các giao dịch này phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường. Thực tế, chưa có cơ sở pháp lý cụ thể, chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ cho việc ứng dụng, phát triển và quản lý đảm bảo hoạt động hiệu quả, công khai và minh bạch của các giao dịch này.

Do đó, để thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ hoạt động công khai, minh bạch, giảm thiểu rủi ro, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí và phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số, cụ thể là đẩy mạnh phát triển và hoạt động hiệu quả hệ thống các sàn giao dịch nói trên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, trong phạm vi, chức năng quản lý của Bộ cần hoàn thiện báo cáo, đánh giá kỹ cơ sở chính trị, pháp lý, thực trạng, kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp ứng dụng, phát triển, quản lý hoạt động giao dịch bất động sản (bao gồm bất động sản là quyền sử dụng đất), việc làm và khoa học công nghệ phù hợp với phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

Đồng thời, các bộ ngành có liên quan cần đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hình thức phù hợp để làm cơ sở phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động giao dịch bất động sản (bao gồm bất động sản là quyền sử dụng đất), việc làm, khoa học công nghệ phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 8/9/2023.

Việc vận hành sàn giao dịch bất động sản bao gồm giao dịch quyền sử dụng đất bảo đảm thị trường này hoạt động công khai, minh bạch, lành mạnh và bền vững; làm cơ sở để xác định giá đất theo thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất; hạn chế tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng trên thị trường đất đai, phòng chống tham nhũng và rửa tiền…

Trước đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng nêu quan điểm cần hình thành sàn giao dịch quốc gia về bất động sản và quyền sử dụng đất, áp dụng cho cả tài sản công và khu vực tư nhân; cũng như tạo điều kiện cho các sàn giao dịch tư nhân phát triển lành mạnh. Do đó, các bộ, ngành cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành văn bản pháp lý quy định vị trí, mối quan hệ giữa sàn giao dịch bất động sản công lập và tư nhân; quy chuẩn, tiêu chuẩn của doanh nghiệp, hàng hoá tham gia giao dịch trên sàn; cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành và trách nhiệm của các sàn giao dịch đối với doanh nghiệp, hàng hoá giao dịch trên sàn; cơ chế kết nối thông tin, dữ liệu giữa các sàn giao dịch…

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, các tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch bất động sản, quyền sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh hay thu lợi nhuận thì không bắt buộc thực hiện trên sàn giao dịch nhưng cần có chính sách khuyến khích để góp phần công khai, minh bạch giá bất động sản cũng như thu thập dữ liệu về thị trường đất đai.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.