S&P 500 lập kỷ lục dù lạm phát Mỹ cao nhất gần 40 năm, giá dầu chốt tuần tăng mạnh nhất 4 tháng

Bình Minh
Trong tay đã có báo cáo lạm phát, nhà đầu tư ở Phố Wall đang chờ xem liệu trong cuộc họp vào ngày 14-15/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua tài sản...
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (10/12), với chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức cao chưa từng thấy, cho dù lạm phát tháng 11 lên mức cao nhất 39 năm. Giá dầu thô cũng đi lên và chốt tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 8.

Lúc đóng cửa, S&P 500 tăng 0,95%, đạt 4.712,02 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 0,6%, đạt 35.970,99 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,7%, đạt 15.630,6 điểm.

Tuần này, Dow Jones đã tăng 4%, khép lãi chuỗi 4 tuần giảm liên tiếp trước đó. Đây là tuần tăng mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 3.

S&P 500 và Nasdaq tăng tương ứng 3,8% và 3,6%, đều là tuần tăng tốt nhất của cả hai chỉ số kể từ tháng 2.

Bản báo cáo được chờ đợi từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của nước này tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1982 và cao hơn so với mức dự báo tăng 6,7% mà khảo sát của Dow Jones đưa ra trước đó. Nếu so với tháng 10, CPI tăng 0,8%.

CPI lõi, chỉ số không bao gồm giá lương thực-thực phẩm và dịch vụ, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đều phù hợp với dự báo.

Trước khi báo cáo được công bố, một số nhà đầu tư đã kỳ vọng một con số lạm phát thậm chí “nóng” hơn cả dự báo của các chuyên gia kinh tế. Bởi vậy, khi số liệu được đưa ra, tâm lý lo ngại được giải toả, và các chỉ số chứng khoán mỹ đồng loạt đi lên.

Số liệu CPI công bố ngày thứ Sáu “có thể cho thấy mức lạm phát cao nhất trong nhiều thập niên, nhưng vẫn nằm trong vùng dự báo. Đây thực sự là một điều tốt, bởi thị trường trước đó đã phản ánh mức lạm phát cao hơn. Vì thế, đây có thể được xem như một sự ‘thở phào’”, chiến lược gia trưởng Ryan Detrick của LPL Financial nhận định.

Một điểm sáng trong báo cáo CPI này là giá các hàng hoá và dịch vụ gồm ô tô đã qua sử dụng, khách sạn và vé máy bay đều thấp hơn dự báo, ông Detrick nói. Đây là những nhóm hàng hoá và dịch vụ đã tăng giá kéo dài trong thời gian qua, và sự xuống thang này có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy lạm phát ở Mỹ có thể đã gần đỉnh, vị chiến lược gia nhấn mạnh.

Trong tay đã có báo cáo lạm phát, nhà đầu tư ở Phố Wall đang chờ xem liệu trong cuộc họp vào ngày 14-15/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua tài sản.

Một trong những cổ phiếu tăng ấn tượng nhất phiên này là Oracle với mức tăng 15,6%, sau khi hãng phần mềm công bố kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo. Trái lại, cổ phiếu hãng sản xuất máy tập Peloton giảm thêm 5,4% sau khi giảm 11,3% trong phiên ngày thứ Năm, sau khi Credit Suisse cắt giảm triển vọng của Peloton, cho rằng việc các phòng gym mở cửa trở lại sẽ gây áp lực lên lợi nhuận của công ty.

Giá dầu tăng khi nhà đầu tư lạc quan rằng biến chủng Omicron sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu.

Giá dầu thô Brent giao sau tại London đóng cửa với mức tăng 0,73 USD/thùng, tương đương tăng 1%, đạt 75,15 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,73 USD/thùng, tương đương tăng hơn 1%, chốt ở 71,67 USD/thùng.

Tuần này, giá của cả hai loại dầu cùng tăng khoảng 8%, đánh dấu tuần tăng đầu tiên sau chuỗi 7 tuần liên tục giảm.

“Các nhà giao dịch đang thoát khỏi cú sốc và cảm thấy tin tưởng hơn về nhu cầu tiêu thụ dầu trong bối cảnh biến chủng Omicron lây lan”, nhà phân tích Phil Flynn thuộc Price Futures Group nhận định.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.