Ssangyong bị Mahindra thâu tóm

Hữu Tuyến
Mahindra chính thức tiếp quản thương hiệu xe hơi Ssangyong sau hơn 6 tháng đàm phán với mức phí 463 triệu USD
Mẫu xe Korando lừng danh của Ssangyong.
Mẫu xe Korando lừng danh của Ssangyong.
Nhà sản xuất xe thể thao việt dã số một Ấn Độ Mahindra đã chính thức tiếp quản thương hiệu xe hơi Ssangyong (Hàn Quốc) sau hơn 6 tháng đàm phán với mức phí chuyển nhượng 463 triệu USD, tương đương 70% cổ phần của tập đoàn Ssangyong.

Sau khi hoàn tất thương vụ và các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền lực, Mahindra đã gấp rút lên kế hoạch đẩy mạnh phát triển thương hiệu Ssangyong trong thời gian sắp tới. Trước mắt, Ssangyong sẽ phải củng cố danh mục sản phẩm, hợp lực với Mahindra, đầu tư phát triển công ty xe hơi SsangYong (SYMC), xây dựng nguồn nhân lực và tập trung tạo sự ổn định về tài chính.
 
Mahindra sẽ đầu tư khoảng 177 triệu USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mang thương hiệu SsangYong ngay trong năm 2011. Cùng với đó, nhà chế tạo xe hơi Ấn Độ cũng sẽ mạnh tay làm lại thương hiệu SsangYong mà trước mắt là tại thị trường Hàn Quốc với kế hoạch chi phí khoảng 36 triệu USD.

SsangYong hiện là một trong những thương hiệu xe hơi kém nổi bật nhất trong ngành công nghiệp ôtô Hàn Quốc mặc dù hãng xe này chính là đơn vị đầu tiên sản xuất xe đa dụng (SUV) tại xứ sở kim chi với mẫu Korando vào năm 1988.

Trải qua thời kỳ phát triển khó khăn và lâm vào khủng hoảng, SsangYong đã phải chịu sự phụ thuộc vào Daewoo Motors sau khi tập đoàn này mua cổ phần kiểm soát vào năm 1997. Tuy nhiên, năm 2000, SsangYong lại bị phụ thuộc vào tập đoàn công nghiệp ôtô Thượng Hải (SAIC) của Trung Quốc sau khi Daewoo Motors lâm vào khó khăn tài chính.
 
Cũng kể từ đó cho đến nay, thương hiệu Ssangyong luôn bị lép vế so với những tên tuổi khác trong ngành công nghiệp ôtô Hàn Quốc. Không chỉ làm ăn thua lỗ, mà đỉnh điểm là khoản lỗ kỷ lục 75,42 triệu USD vào năm 2009, Ssangyong còn bị rơi vào vòng lao lý với SAIC khi cáo buộc đơn vị này ăn cắp công nghệ độc quyền của Ssangyong.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.