Sức mua xe máy tăng nhẹ trong quý 1/2018

Đức Thọ
Tổng sức mua xe máy cộng dồn 3 tháng đầu năm 2018 tăng nhẹ 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái
Trong bối cảnh thị trường đang bão hòa, nhu cầu sở hữu các loại xe truyền thống xe tay ga hay xe số theo đó cũng không còn nhiều dư địa để tăng trưởng.
Trong bối cảnh thị trường đang bão hòa, nhu cầu sở hữu các loại xe truyền thống xe tay ga hay xe số theo đó cũng không còn nhiều dư địa để tăng trưởng.

Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho biết, trong quý 1/2018, các thành viên hiệp hội đã bán ra thị trường tổng cộng 803.204 xe máy.

Dù chỉ nhích nhẹ 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái song tỷ lệ tăng trưởng này cũng rất đáng khích lệ. Bởi theo nhận định, thị trường xe máy Việt Nam hiện đã đi vào thời kỳ bão hòa khi cứ 2 người dân đã sở hữu 1 xe máy.

VAMM có tổng cộng 5 thành viên và đều là các hãng xe lớn nhất tại Việt Nam gồm Honda, Yamaha, Piaggo, Suzuki và SYM. Các hãng xe này cũng chiếm đến hơn 90% tổng dung lượng thị trường xe máy Việt Nam.

Trong số 5 thành viên VAMM, Honda vẫn là thương hiệu áp đảo khi chiếm trên 70% thị phần, tiếp theo là Yamaha với khoảng 25% thị phần. Piaggio, SYM và Suzuki chia nhau phần còn lại.

Trong bối cảnh thị trường đang bão hòa, nhu cầu sở hữu các loại xe truyền thống xe tay ga hay xe số theo đó cũng không còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Do vậy, đại diện một số hãng xe cho biết, các hãng xe lớn đang nỗ lực khai phá các thị trường ngách như xe côn tay và xe phân khối lớn.

Ngoài Suzuki, vừa qua Honda cũng đã chính thức đưa về thị trường mẫu xe phân khối lớn Rebel 300 thế hệ mới. Trong khi đó, Tổng giám đốc Piaggio Việt Nam, ông Gianluca Fiume mới đây cũng khẳng định trong từ nay đến năm 2019 sẽ đưa về Việt Nam 2 thương hiệu xe phân khối lớn trực thuộc tập đoàn là Moto Guzzi và Aprilia. Yamaha hiện cũng đang để ngỏ việc tham gia vào thị trường nhỏ nhưng nhiều hứa hẹn này.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.