Tài sản nhóm 1% giàu nhất ở Mỹ đạt kỷ lục gần 45 nghìn tỷ USD, cổ phiếu chiếm trung bình gần 38%

Điệp Vũ
Tài sản của nhóm người 1% giàu nhất ở Mỹ lập kỷ lục ở mức 44,6 nghìn tỷ USD vào cuối năm ngoái, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán nước này - theo dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)...
Elon Musk, một trong những tỷ phú giàu nhất ở Mỹ và trên thế giới - Ảnh: Bloomberg.
Elon Musk, một trong những tỷ phú giàu nhất ở Mỹ và trên thế giới - Ảnh: Bloomberg.

Báo cáo của Fed cho biết trong quý 4/2023, tài sản của nhóm 1% tăng thêm 2 nghìn tỷ USD và toàn bộ giá trị tài sản tăng thêm này đến từ danh mục chứng khoán. Fed xác định những người nằm trong top 1% giàu nhất ở Mỹ là những người có giá trị tài sản ròng đạt trên 11 triệu USD. Giá trị danh mục chứng khoán của những người này - gồm những tài sản như cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết và chứng chỉ quỹ tương hỗ - tăng lên mức 19,7 nghìn tỷ USD từ mức 17,65 nghìn tỷ USD trong quý 3.

Giá trị tài sản là bất động sản của nhóm 1% tăng nhẹ trong quý 4, nhưng giá trị doanh nghiệp tư nhân mà họ nắm giữ giảm xuống, nên về cơ bản xoá hết thành quả tăng tài sản ngoài chứng khoán.

Sự gia tăng tài sản trong quý 4 của nhóm 1% ở Mỹ là sự tiếp nối của thời kỳ bùng nổ tài sản chưa từng có bắt đầu vào năm 2020 với sự gia tăng đột biến của thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Kể từ năm 2020, tài sản của nhóm này đã tăng gần 15 nghìn tỷ USD, tương đương tăng 49%.

Tầng lớp trung lưu Mỹ cũng chứng kiến ​​một làn sóng tăng trưởng tài sản mạnh mẽ, trong đó nhóm nằm trong khoảng 50% đến 90% trên nấc thang tài sản đạt mức tăng trưởng tài sản 50%.

 

Cổ phiếu chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tài sản của top 1% giàu nhất ở Mỹ. Thời điểm cuối năm 2023, cổ phiếu chiếm 37,8% tổng tài sản hộ gia đình của nhóm 1%, tăng từ mức thấp gần đây là 36,5%.

Các nhà kinh tế cho rằng thị trường chứng khoán tăng cao đang tạo thêm động lực để người tiêu dùng Mỹ tăng chi tiêu thông qua “hiệu ứng tài sản”. Khi người tiêu dùng và nhà đầu tư thấy giá trị danh mục chứng khoán của mình tăng mạnh, họ cảm thấy tự tin hơn khi chi tiêu và dám chấp nhận nhiều rủi ro hơn.

Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của công ty phân tích kinh tế Moody's Analytics, nhận định: “Hiệu ứng tài sản từ giá cổ phiếu tăng cao là một nguồn động lực thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, chi tiêu và tăng trưởng kinh tế nói chung”. Tuy nhiên, ông Zandi cũng cho rằng điều này đặt nền kinh tế vào một vị thế dễ tổn thương nếu thị trường chứng khoán chững lại.

“Đây không phải là kịch bản có khả năng xảy ra nhất, nhưng là một kịch bản vì cổ phiếu có vẻ đang được định giá quá cao”, ông Zandi nhấn mạnh.

Báo cáo mới nhất của Fed cũng cho thấy việc nắm giữ cổ phiếu tập trung ở tầng lớp giàu nhất của Mỹ. Nhóm 10% giàu nhất của nước này chiếm 87% lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tương hỗ do nhà đầu tư tư nhân nắm giữ. Nhóm 1% chiếm 50%.

Các nhà kinh tế cho rằng thị trường chứng khoán tăng trưởng mang lại lợi ích vượt trội cho tầng lớp người giàu ở Mỹ và chủ yếu thúc đẩy thị trường tiêu dùng cao cấp. Trong khi đó, tài sản của người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu và thu nhập thấp phụ thuộc nhiều vào tiền lương và giá trị căn nhà mà họ sở hữu hơn là cổ phiếu.

“Những hộ gia đình nằm trong top 1/3 về phân phối thu nhập và sở hữu phần lớn cổ phiếu là lực lượng chiếm khoảng 2/3 chi tiêu dùng trong nền kinh tế”, ông Zandi nói.

Chiến lược gia đầu tư chính Liz Ann Sonders tại ngân hàng đầu tư Charles Schwab cho biết cổ phiếu chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tài sản của top 1% giàu nhất ở Mỹ. Cổ phiếu chiếm 37,8% tổng tài sản hộ gia đình của nhóm 1% ở thời điểm cuối năm 2023, tăng từ mức thấp gần đây là 36,5%.

Tuy nhiên, vì những người giàu không cần phải chi tiêu phần nhiều số tài sản gia tăng - một hiện tượng được gọi là xu hướng tiêu dùng cận biên, bà Sonders cho rằng giá trị tài sản tăng thêm của nhóm 1% có thể sẽ không có tác động đáng kể đến nền kinh tế tiêu dùng.

Nhóm 1% chiếm 30% tổng tài sản hộ gia đình ở Mỹ vào thời điểm cuối quý 4 năm ngoái, còn nhóm 10% chiếm 67% - theo báo cáo của Fed.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.