Tháng 2 khởi sắc, hàng không tăng trưởng 3 chữ số

Ánh Tuyết
Trong tháng 2, các hãng hàng không Việt thực hiện 25.220 chuyến bay, bật tăng mạnh mẽ hơn 2 lần so với tháng trước, chuyên chở hơn 6,1 triệu khách qua các cảng...
Trong tháng 2, các hãng hàng không Việt thực hiện 25.220 chuyến bay, chuyên chở hơn 6,1 triệu khách qua các cảng.
Trong tháng 2, các hãng hàng không Việt thực hiện 25.220 chuyến bay, chuyên chở hơn 6,1 triệu khách qua các cảng.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 2, tính từ ngày 19/01 đến 18/02, tất cả các hãng hàng không Việt Nam thực hiện được 25.220 chuyến bay, tăng 20,4% so với cùng kỳ và bật tăng mạnh mẽ hơn 2 lần so với tháng trước.

Trong đó, Vietravel Airlines xếp cuối bảng khi thực hiện được 276 chuyến bay, tăng 89% so với tháng trước.

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam.
Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam.

Đứng đầu bảng xếp hạng, Vietnam Airlines là hãng thực hiện nhiều chuyến bay nhất trong 2 tháng đầu với 9.889 chuyến bay, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 100,5% so với tháng trước.

 

Trong tháng 2, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện được 25.220 chuyến bay, tăng 20,4% so với cùng kỳ và bật tăng mạnh mẽ 106,4% so với tháng trước.  Trong đó, số chuyến bay VietJet Air tăng trưởng mạnh nhất 146,8% nhưng hãng cũng giữ vị trí "quán quân" trong chậm chuyến với tỷ lệ 23,5%.

Đứng thứ 2 là Vietjet Air với 8.297 chuyến bay, tăng nhẹ 5,3% so với cùng kỳ, nhưng dẫn đầu sự hồi phục so với tháng trước đó với mức tăng trưởng 146,8%. 

Bamboo Airways đứng thứ 3 với 4.792 chuyến bay và tăng 19,6% chuyến bay so với cùng kỳ.

Trái với sự khởi sắc của số chuyến bay thực hiện thành công, theo tổng hợp số liệu khai thác các chuyến bay của Cục Hàng không Việt Nam, điều đáng buồn là tỷ lệ bay đúng giờ của các hãng bay đều sụt giảm mạnh.

Trong đó, hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air dẫn đầu về độ trễ chuyến khi chỉ có 76,5% chuyến bay đúng giờ, nghĩa là cứ 4 chuyến bay, sẽ có 1 chuyến trễ giờ.

Tỷ lệ đúng giờ của Vietjet Air sụt giảm 15,2% so với cùng kỳ và giảm mạnh 17,8% so với tháng trước.

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam.
Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam.

Lý giải về hiện tượng chậm, trễ chuyến tăng mạnh vừa qua, theo Cục Hàng không Việt Nam, yếu tố thời tiết bất thường ảnh hưởng tới việc cất hạ cánh vào một số thời điểm trong Tết tại các cảng hàng không phía Bắc như Vinh (tỉnh Nghệ An), Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), Nội Bài (Hà Nội) gây gián đoạn hoạt động, điều chỉnh lịch bay, ảnh hưởng không nhỏ tới việc đi lại của hành khách và hoạt động của cả dây chuyền hàng không.

Giữa tháng 2, sương mù dày đặc tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chiều tối cũng khiến nhiều chuyến bay không thể hạ cánh xuống sân bay phía Bắc như Vinh, Nội Bài, Cát Bi. Toàn bộ chuyến bay đến  sân bay Nội Bài và một số sân bay tại khu vực phía Bắc phải chuyển hướng hạ cánh đi các sân bay khác như: Vân Đồn, Phú Bài, Đà Nẵng. Một số chuyến bay thậm chí buộc phải quay lại điểm xuất phát. Nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế đã bị ảnh hưởng do thời tiết xấu, tàu bay không thể hạ cánh

Cũng trong tháng 2/2022, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam điều hành 60,5 nghìn chuyến, tăng 157% so với tháng 2/2021. Trong số đó, có 13,2 nghìn chuyến bay quá cảnh, tăng 67,4% so cùng kỳ năm trước.

Tín hiệu khởi sắc đầu năm của các hãng hàng không cũng được thể hiện qua lượng khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước tăng 57,8% so với tháng 2/2021, đạt hơn 6,1 triệu khách.

Trong đó, có 105 nghìn khách quốc tế, tăng gấp 3,5 lần so với tháng 2/2021. Trước khi mở lại các đường bay quốc tế thường lệ, trung bình khách quốc tế đi/đến Việt Nam khoảng từ 40-50 nghìn khách/tháng. Kể từ thời điểm thí điểm mở lại các đường bay quốc tế từ tháng 01, lượng khách quốc tế đi/đến Việt Nam đạt hơn 103 nghìn khách trong tháng 01.

Với việc gỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động vận chuyển hành khách trên các chuyến bay thường lệ và không thường lệ quốc tế từ ngày 15/2, dự kiến lượng khách quốc tế đi/đến Việt Nam sẽ tăng mạnh trong giai đoạn tới và mục tiêu dần khôi phục trở lại như giai đoạn trước dịch Covid 19.

Với thị trường nội địa, lượng hành khách đạt hơn 6 triệu, tăng 56,1% so với tháng 2/2021. Đối với tình hình vận chuyển nội địa, giai đoạn Tết Nguyên đán vừa qua, nhu cầu đi lại của người dân đã có bước tăng đột biến, vượt dự báo. Tại một số thời điểm có hiện tượng ùn tắc do quá tải, đặc biệt tại Tân Sơn Nhất.

Hàng hóa thông qua đạt 113 nghìn tấn, tăng 27,6% so với tháng 2/2021.

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.