Thanh Hóa: Những khó khăn khiến 4 dự án trọng điểm nguy cơ chậm tiến độ

Nguyễn Thuấn Thiên Anh
Những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu thi công, nguồn vật liệu đã khiến các dự án này chậm tiến độ và có nguy cơ chậm tiến độ... 
Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa
Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 11 công trình, dự án giao thông trọng điểm. Trong số các dự án trên, có 4 dự án trọng điểm được các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu thi công, nguồn vật liệu đã khiến các dự án chậm tiến độ và có nguy cơ chậm tiến độ.  

Đầu tiên là Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa có quy mô đầu tư xây dựng 23,72km đường giao thông cấp III đồng bằng, qua địa bàn các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, với tổng mức đầu tư 2.242 tỷ đồng.

Công trình này được khởi công từ tháng 12/2021, cần hoàn thành trước ngày 30/9/2024, theo tiến độ hợp đồng. Đến nay, các địa phương đã hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao 100% mặt bằng cho nhà thầu thi công.

Dự án này gồm 2 gói thầu xây lắp với tổng giá trị hơn 1.514 tỷ đồng, gồm gói thầu số 05 là hơn 587 tỷ đồng, gói thầu số 06 là hơn 927 tỷ đồng. Đến nay, tổng giá trị thi công xây lắp cả dự án thực hiện được hơn 902 tỷ đồng, bằng 63% giá trị hợp đồng. Trong đó, phần cầu gần 739 tỷ đồng bằng 87,1%, vượt tiến độ hợp đồng 21,7%; phần đường gần 164 tỷ đồng bằng 28%, chậm tiến độ hợp đồng 56,7%. Giá trị thực hiện dự án từ đầu năm 2024 đến nay là 58,24 tỷ đồng. Tổng kế hoạch vốn giao, bao gồm cả giải phóng mặt bằng của dự án đến nay là hơn 1.958 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 1.316 tỷ đồng, bằng 67,2% kế hoạch.

Dự án chậm tiến độ là do 2 nhà thầu chính thi công phần đường chưa tập trung huy động tài chính, vật liệu, thiết bị, nhân lực để thi công, làm chậm tiến độ của dự án.

Tiếp đến, Dự án đường từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển Nga Sơn - Hoằng Hóa có quy mô đầu tư xây dựng mới gần 19 km đường giao thông, trong đó có hơn 2km trùng với dự án đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa nên không đầu tư trong dự án này, chiều dài thực tế của dự án là hơn 16km. Dự án có tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng.

Đến nay, các địa phương đã bàn giao mặt bằng hơn 15km, bằng 93,34%. Trong đó, thị xã Bỉm Sơn bàn giao 2,25km, huyện Hà Trung bàn giao 1,427km, huyện Nga Sơn bàn giao hơn 11,66km, còn lại 1,109 km chưa giải phóng mặt bằng chủ yếu là đất ở. Hiện nay, huyện Nga Sơn đang tập trung đầu tư xây dựng 4 khu tái định cư để phục vụ giải phóng mặt bằng.

Dự án có 1 gói thầu xây lắp với giá trị là gần 565 tỷ đồng, thời gian hoàn thành vào tháng 12/2024. Đến nay, tổng giá trị đã thực hiện dự án là gần 235 tỷ đồng, bằng 41,6% giá trị hợp đồng. Trong đó, phần đường hơn 120 tỷ đồng, bằng 27,57%, chậm 45,5% so với hợp đồng; phần cầu hơn 114 tỷ đồng bằng 89,39%, vượt tiến độ 16,42%. Vốn đã bố trí phần xây lắp của dự án này là gần 405 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 324 tỷ đồng bằng 80,18%, còn lại hơn 80 tỷ đồng nguồn vốn kế hoạch năm 2024 chưa giải ngân.

Phần vốn bố trí cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án là hơn 143 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 116 tỷ đồng; nhu cầu vốn còn thiếu để hoàn thành là hơn 86 tỷ đồng. Khó khăn của dự án là công tác công tác giải phóng mặt bằng phần diện tích đất ở còn nhiều vướng mắc, nguồn vật liệu đất đắp tại khu vực dự án khan hiếm, giá tăng cao, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Dự án thứ ba là Tiểu dự án 1, thuộc Dự án đường nối Quốc lộ 1 với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa đến xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa. Dự án gồm phần cầu vượt Sông Mã có chiều dài hơn 1km và phần đường hai bên đầu cầu có tổng chiều dài gần 1km, với tổng mức đầu tư 655 tỷ đồng.

Đến nay, các địa phương đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng bàn giao 100% mặt bằng cho đơn vị thi công, vốn đã bố trí cho giải phóng mặt bằng là hơn 73 tỷ đồng, đã giải ngân đạt hơn 70 tỷ đồng. Dự án có 1 gói thầu xây lắp với giá trị hợp đồng 472 tỷ đồng, thời gian hoàn thành vào tháng 01/2025. Đến nay, khối lượng thi công dự án trên đạt khoảng 300 tỷ đồng, bằng 64% giá trị hợp đồng. Tình hình thi công của các nhà thầu cơ bản đảm bảo tiến độ.

Dụ án thứ tư là đường giao thông từ ngã ba Voi đi thành phố Sầm Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư tại Quyết định số 1163/QĐ-UBND ngày 03/4/2020 (trước đó đã đầu tư hoàn chỉnh đến điểm dừng kĩ thuật); kinh phí thực hiện trong giai đoạn này là gần 230 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là chi phí giải phóng mặt bằng gần 157 tỷ đồng, chiếm 68,23%; chi phí xây lắp của dự án hơn 51 tỷ đồng.

Đến nay, các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Đối với phần xây lắp, dự án có 1 gói thầu thi công xây dựng, hoàn thiện công trình và bảo hiểm xây dựng công trình cho các hạng mục còn lại của dự án đường giao thông từ ngã ba Voi, thành phố Thanh Hóa đi thành phố Sầm Sơn (được phê duyệt thực hiện từ năm 2009). Đến nay, đã thực hiện được hơn 36 tỷ đồng, đạt 93% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, nhà thầu chưa tập trung thi công, tiềm ẩn nguy cơ chậm tiến độ.

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.