Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Hoàng Lâm
Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.
Những mẫu xe của GAC đang sản xuất.
Những mẫu xe của GAC đang sản xuất.

Theo thông tin từ Tập đoàn Tan Chong, với vai trò mới, Tập đoàn đánh giá đây sẽ là cơ hội để mở rộng sự hiện diện của mình trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Tan Chong là một trong những tập đoàn ô tô lớn nhất tại Malaysia, hiện sở hữu mạng lưới kinh doanh tại 16 quốc gia, trong đó, thị trường Đông Nam Á đặc biệt được chú trọng, bao gồm 8 quốc gia: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia và Việt Nam.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Tan Chong đã hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô hơn một thập kỷ và là một trong những nhà đầu tư Đông Nam Á lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, Tập đoàn này cũng sở hữu một nhà máy lắp ráp đạt tiêu chuẩn toàn cầu tại Đà Nẵng.

Ngoài thoả thuận đạt được với GAC MOTOR tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn Tan Chong cũng là đơn vị phân phối độc quyền các dòng xe máy xăng, PHEV và dòng xe thuần điện GAC AION với 11 đại lý tại thị trường Malaysia. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng được GAC MOTOR chỉ định xây dựng nhà máy lắp ráp xe trị giá 12 triệu USD tại Malaysia để sản xuất mẫu B-SUV, GS3 EMZOOM hoàn toàn mới, ra mắt tháng 4 năm 2024 vừa qua.

Tính đến hết 2020, 08 năm liền GAC MOTOR đứng đầu trong bảng xếp hạng Nghiên cứu chất lượng ban đầu tại Trung Quốc (China Initial Quality Study – IQS) của J.D.Power – công ty phân tích dữ liệu hàng đầu thế giới với mẫu SUV GS3 hay MPV GN6. Nghiên cứu này (tính riêng 2020) bao gồm khảo sát trên 241 mẫu xe của 57 thương hiệu tại thị trường “tỷ dân” xác định 218 vấn đề liên quan đến chất lượng ban đầu và ghi lại 32.536 phản hồi của người tiêu dùng, qua đó đưa ra nhận định về sự tin cậy của người dùng với thương hiệu. 

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam - Ảnh 1

Trong nhiều năm, công tác R&D luôn được GAC MOTOR chú trọng trên từng sản phẩm. Mỗi mẫu xe của GAC MOTOR đều phải trải qua bài kiểm tra thực tế hơn 4 triệu km di chuyển trên các cung đường để đảm bảo mẫu xe đó có thể chịu đựng được mọi điều kiện địa hình, hay các yếu tố gây hao tổn với một chiếc ô. Bên cạnh đó, thương hiệu hàng đầu Trung Quốc cũng liên tục ứng dụng các công nghệ tối tân, các tính năng tối ưu trang bị trên các mẫu xe của mình, mang lại trải nghiệm tốt nhất đến với khách hàng.

GAC MOTOR đến nay đã hiện diện tại hơn 39 Quốc gia và vùng lãnh thổ, xây dựng mạng lưới bán hàng và dịch vụ bài bản, tạo ra những bước đột phá quan trọng cùng 18 đối tác sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới, mang đến chuỗi giá trị toàn cầu cho từng quốc gia, từng khách hàng. Tính đến hết năm 2023, Tập đoàn GAC đã bán được hơn 2,5 triệu xe trên toàn cầu, trong đó có hơn 100,000 xe năng lượng mới.

Tập đoàn GAC (GAC Group) được thành lập năm 1997 và có trụ sở chính tại Quảng Châu, Trung Quốc, là công ty cổ phần nhà nước lớn được niêm yết tại cả hai Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong (Trung Quốc) với hơn 93.000 nhân viên. Hiện nay, GAC Group cung cấp các loại xe chở khách cỡ lớn đến trung bình, xe tải hạng nhẹ và hạng nặng, xe xây dựng và xe năng lượng; xe máy bao gồm xe máy tiêu chuẩn, xe đạp thể thao, xe tay ga...; phụ tùng ô tô và phụ kiện. Kể từ năm 2010, GAC Group đã liên tiếp tung ra thị trường hàng loạt mẫu xe bao gồm sedan, SUV, MPV, PHEV và xe năng lượng mới (NEV). Năm 2020, GAC Group sản xuất và bán ra hơn 2 triệu xe và đã thành lập các nhà máy sản xuất tại Quảng Châu, Tân Cương, Nghi Xương và Hàng Châu.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.