Thị trường ôtô bắt đầu vào “vụ gặt”

Đức Thọ
Doanh số bán hàng của nhiều hãng xe bắt đầu tăng mạnh, lấy đà cho “thời điểm vàng” cuối năm
Mẫu xe thương mại Transit 9 chỗ đã hoàn thành nhiệm vụ làm thương hiệu cho Ford Việt Nam?
Mẫu xe thương mại Transit 9 chỗ đã hoàn thành nhiệm vụ làm thương hiệu cho Ford Việt Nam?
Sau tháng 8 có phần chững lại, doanh số bán hàng của nhiều thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tháng 9/2007 đã bắt đầu tăng mạnh trở lại, lấy đà cho “thời điểm vàng” cuối năm.

Nhìn toàn cảnh, tổng sản lượng bán hàng của 15 thành viên cũ VAMA đã đạt được bước tăng trưởng đáng kể so với tháng 8/2007 với 6.744 xe bán ra, tăng 167 chiếc so với tháng trước. Nếu đặt thị trường xe nội địa vào bối cảnh đang phải chịu nhiều sức ép từ phía thị trường xe nhập khẩu và sức ép của dư luận trong câu chuyện giảm giá bán, đây rõ ràng là một bước tăng trưởng khá ấn tượng, ít nhất là so với tháng trước (chỉ tăng vẻn vẹn 83 xe).

Có một điểm mới trong cơ cấu thành viên VAMA là tháng 9 đã có thêm sự đóng góp đáng kể về sản lượng từ thành viên mới là Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor) với 905 xe thương mại, đưa tổng sản lượng bán hàng của toàn hiệp hội lên 7.683 chiếc. Mặc dù cũng đã tham gia hiệp hội song Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) vẫn chưa kịp đóng góp con số nào cho “tập thể”, một phần do chưa bắt nhịp được cách làm của các thành viên cũ.

Điểm ấn tượng nhất trong cơ cấu thị trường ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước tháng 9/2007 có lẽ là sự tăng trưởng đột biến của Toyota, Honda và đặc biệt là Ford Việt Nam.

Cụ thể, sản lượng bán hàng của Toyota Việt Nam đạt 1.874 chiếc, tăng 78 chiếc so với tháng trước. Trong đó đình đám nhất vẫn là “quả bom tấn” đa dụng Innova khi không những vẫn đạt trên 1.000 chiếc mà còn tăng 121 chiếc so với tháng trước, đạt 1.211 chiếc.

Tiếp theo là Honda Việt Nam với mẫu xe duy nhất từ trước đến nay, chiếc sedan hạng trung Civic. Kể từ khi hãng xe đến từ Nhật Bản gia tăng một số tính năng và phụ kiện cho bản 1.8L, doanh số bán của mẫu xe này liên tục tăng lên. Riêng tháng vừa qua Civic đã đạt 433 chiếc, tăng khoảng 23,7% so với tháng trước (83 chiếc).

Bất ngờ nhất chính là Ford Việt Nam khi bỗng nhiên đạt mức tăng trưởng đến 53%, từ 364 chiếc trong tháng 8 lên 557 chiếc trong tháng 9. Đóng góp phần lớn vào bước tăng trưởng này là mẫu xe đa dụng Everest 4x2 khi tăng 147 chiếc từ 210 chiếc trong tháng 8 lên đến 357 chiếc trong tháng 9. Thực tế chưa khi nào Ford Việt Nam đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ đến như vậy.

Có ý kiến cho rằng có thể đây là kết quả từ một số cải tổ trong hoạt động quảng bá thương hiệu (qua quảng cáo, qua mẫu xe thương mại hạng nhỏ Transit 9 chỗ), dành lại sự tin cậy từ phía khách hàng Việt Nam (qua khẳng định mức tiêu hao nhiên liệu thấp, chăm sóc khách hàng qua hệ thống đại lý) và qua một số chính sách bán hàng và sản phẩm mới kể từ khi ông Micheal Pease tiếp quản ghế Tổng giám đốc.

Như vậy, thị trường ôtô nội địa tháng 9 đã làm nên một số khác biệt. Đó là trong khi phải chịu nhiều sức ép (đặc biệt là câu chuyện giảm giá), nhiều hãng đang phải “nợ” khách hàng hàng nghìn xe song sản lượng bán hàng nhìn chung vẫn tăng trưởng khá mạnh mẽ.

Đây chính là một biểu hiện rõ nét nhất của quy luật thị trường ôtô Việt Nam, bởi tháng 9 chính là tháng “bản lề” để bước vào “vụ gặt” mới của các hãng xe vào dịp cuối năm.

Bên cạnh đó, hiện tượng tăng trưởng cục bộ trên một số ít mẫu xe cũng phần lớn bắt nguồn từ việc một số mẫu xe mới được tung ra thị trường. Trong khi nhiều khách hàng ngừng mua xe để chờ các mẫu xe mới thì những người khác lại lựa chọn các mẫu xe vốn nhiều ưu thế, ít nhất là trong phân khúc của nó, như Ford Everest, Honda Civic hay Toyota Innova.

Điều này cũng giải thích lý do vì sao doanh số của một số hãng xe khác lại sụt giảm cũng không kém phần “ấn tượng” như Vinaxuki giảm 63 chiếc so với tháng trước, còn 550 chiếc; Isuzu giảm từ 461 xuống còn 380 chiếc; Suzuki giảm từ 284 xuống còn 222 chiếc, VMC giảm từ 118 chiếc xuống còn 47 chiếc…

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.