“Thị trường ôtô Việt Nam như một đứa trẻ”

Đức Thọ
Trò chuyện với tân Tổng giám đốc Công ty TNHH Ford Việt Nam Michael Pease
"Để giá xe có thể giảm một cách toàn diện thì cần phải tác động đến cả 2 yếu tố cơ bản cấu thành giá xe là thuế và quy mô thị trường." - Ảnh: Đức Thọ
"Để giá xe có thể giảm một cách toàn diện thì cần phải tác động đến cả 2 yếu tố cơ bản cấu thành giá xe là thuế và quy mô thị trường." - Ảnh: Đức Thọ
“Tôi thấy rằng thị trường ôtô Việt Nam còn rất nhỏ nhưng lại rất tiềm năng, hệt như một đứa trẻ vậy, nên rất cần được sự chăm sóc tận tình để phát triển.”

Ông Michael Pease đã nhận xét như vậy với VnEconomy sau khi chuyển từ Malaysia đến Việt Nam để đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc Công ty TNHH Ford Việt Nam.

Trước khi đến Việt Nam nhận nhiệm vụ mới, ông đã có ấn tượng gì về Việt Nam chưa?

Cách đây 7-8 năm tôi đã từng đến Tp.HCM. Ấn tượng của tôi khi đó là lượng người sử dụng xe đạp rất nhiều. Hiện tại tôi thấy số lượng đó đã được thay bằng xe máy. Và tôi hy vọng, cũng khoảng chừng ấy năm nữa sẽ là ôtô.

Còn bây giờ ông thấy Việt Nam thế nào?

Rất gần với Trung Quốc, cả về khoảng cách địa lý lẫn các đặc điểm của thị trường, trong đó có thị trường ôtô. Vì vậy có thể nói rằng Việt Nam là một thị trường rất năng động và đầy hứa hẹn để phát triển song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức cho các doanh nghiệp.

Tất nhiên mỗi thị trường đều có những đặc trưng riêng. Song sau 15 năm làm việc tại Đông Nam Á, tôi đã rút ra được một điều tâm đắc là khi làm việc tại thị trường châu Á mỗi người cần phải thật sự thấu hiểu khách hàng của mình. Vì thế, kinh nghiệm của tôi là không chỉ tìm hiểu thông tin qua các sự kiện, qua hệ thống dịch vụ bán hàng… mà còn phải qua tiếp xúc trực tiếp với từng khách hàng.

Ông nhận xét thế nào về các chính sách đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam?

Không chỉ Việt Nam mà nhìn chung các nước trong khu vực châu Á thường có chính sách thuế rất cao dẫn đến tổng các khoản thuế nộp cho Nhà nước luôn chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá xe. Do đó, việc người dân phải mua xe giá đắt là điều dễ hiểu.

Việt Nam cũng vậy, một phần vì muốn bảo vệ các doanh nghiệp ôtô trong nước, một phần nhằm hạn chế lượng xe lưu thông do hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp… nên các mức thuế đối với ôtô (kể cả ôtô nhập khẩu) rất cao. Nhưng với lộ trình cam kết về thuế khi gia nhập WTO hay thậm chí không là như vậy thì tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam cũng sẽ luôn chủ động cố gắng giảm dần các mức thuế.

Khi còn làm việc tại Ford Malaysia, tôi thấy các sắc thuế của nước này cũng cao không thua kém gì Việt Nam. Trước đây nước này luôn bảo hộ các hãng ôtô trong nước (như Proton hay JRD – PV) nhưng hiện nay nước này cũng đã đối xử công bằng với tất cả các hãng xe.

Vừa qua Chính phủ Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc nhằm làm giảm giá ôtô. Thế nhưng theo tôi, để giá xe có thể giảm một cách toàn diện thì cần phải tác động đến cả 2 yếu tố cơ bản cấu thành giá xe là thuế và quy mô thị trường. Khi thuế thấp đồng thời quy mô thị trường lớn thì giá thành xe sẽ thấp và tất nhiên khi đó giá xe cũng sẽ thấp. Chúng tôi luôn muốn có được mức giá thấp cho sản phẩm của mình.

Ford gặp khá nhiều khó khăn tại Việt Nam, trong đó nhận được khá ít sự yêu thích từ phía người tiêu dùng so với một số thương hiệu khác. Ông có nhận thấy điều này?

Tôi biết hiện nay người tiêu dùng Việt Nam chưa yêu thích lắm những sản phẩm của Ford mà chủ yếu xuất phát từ tâm lý cho rằng xe Ford “ngốn” nhiên liệu rất nhiều. Tôi cho rằng khách hàng đã sai lầm khi nghĩ như vậy và tôi sẽ cố gắng để thay đổi điều đó.

Vậy ông sẽ làm gì để Ford trở thành hãng xe hàng đầu tại Việt Nam?

Theo tôi, đối với các nhà sản xuất ôtô thì sản phẩm chính là máu thịt. Thời gian vừa qua chúng tôi đã không có nhiều các hoạt động, sự kiện về sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Do vậy, tôi đang xúc tiến để tăng cường các hoạt động đó đồng thời tìm ra giải pháp để khắc phục một số khó khăn khác.

Trong đó đáng chú ý là sẽ cố gắng xóa bỏ tâm lý của khách hàng đối với sự tiêu hao nhiên liệu của xe Ford, cập nhật những công nghệ mới cho từng sản phẩm, nâng cao hết sức chất lượng sản phẩm trong khi cố gắng hạ giá thành cho từng chiếc xe.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.