Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chấm dứt "vàng, thau" lẫn lộn?

Hoàng Lan
Mặc dù quy mô trái phiếu doanh nghiệp giao dịch thứ cấp trên HNX còn nhỏ, nhất là với trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng nhưng giới phân tích đánh giá đã có phân hóa khá rõ về giá trái phiếu thông qua các số liệu tỷ suất lợi tức đến ngày đáo hạn…
Quý 1/2024, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới đạt 18,75 nghìn tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.
Quý 1/2024, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới đạt 18,75 nghìn tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Báo cáo Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tháng 3/2024 của Tập đoàn dữ liệu FiinRatings, trong tháng 3/2024, tổng giá trị giao dịch trái phiếu riêng lẻ trên HNX đạt hơn 79 nghìn tỷ đồng (tăng 49,4% so với mức bình quân tháng 2/2024), thanh khoản trung bình ngày đạt 3,97 nghìn tỷ đồng (tăng 19,5% so với bình quân tháng 2/2024) do tháng 2 chỉ có 16 ngày giao dịch.

Trong khi đó trái phiếu ra công chúng đạt tổng giá trị giao dịch 6,7 nghìn tỷ đồng trong tháng 3/2024 và thanh khoản bình quân ngày đạt 334 tỷ đồng, tăng 8,4% so với tháng 2.

Trong cả tháng 3/2024, trái phiếu ngân hàng được giao dịch sôi động trở lại và vượt xa trái phiếu bất động sản, đạt 52,7 nghìn tỷ và chiếm 55,46% tổng giá trị giao dịch; trái phiếu bất động sản giao dịch ở mức 22,5 nghìn tỷ, chiếm 23,77%.

Giá trị giao dịch thị trường trái phiếu thứ cấp tháng 3/2024.
Giá trị giao dịch thị trường trái phiếu thứ cấp tháng 3/2024.

Lãi suất giao dịch trên thị trường hay được gọi là tỷ suất đáo hạn trái phiếu (Yield to Maturity, YTM), hiện dao động ở mức 6-8% đối với trái phiếu của các ngân hàng lớn, tùy theo kỳ hạn còn lại.

“Như vậy, mức lãi suất đối với phần bù rủi ro cho kỳ hạn được ghi nhận ở mức khá đáng kể và dao động xung quanh 50 đến 100 điểm phần trăm”, FiinRatings nhận định.

Trong khi đó, mức YTM của các lô trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính dao động phổ biến ở mức 9-12%, tùy theo mức độ rủi ro hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp. Đáng chú ý, dữ liệu của FiinRatings ghi nhận nhiều lô trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch với mức tỷ suất lợi tức đáo hạn bình quân lên tới trên 20% như những lô trái phiếu của Sunshine AM (20,18%), Licogi 13 (27,6%) và Bkav Pro (26,79%).

Theo các chuyên gia, điều này đã phản ánh mức giảm giá trái phiếu của các doanh nghiệp được xem là có rủi ro cao đang được giao dịch trên thị trường.

Nhóm phân tích của FiinRatings nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp đã dần góp phần phản ánh mức độ rủi ro của trái phiếu vào định giá lãi suất giao dịch trái phiếu trên thị trường.

Tỷ suất lợi tức đáo hạn (Yield to Maturity) của một số tổ chức có thanh khoản trái phiếu cao (tại ngày 31/03/2024).
Tỷ suất lợi tức đáo hạn (Yield to Maturity) của một số tổ chức có thanh khoản trái phiếu cao (tại ngày 31/03/2024).

“Lãi suất thực tế giao dịch hay tỷ suất lợi tức ở mức cao hơn gắn với những lô trái phiếu của cùng tổ chức phát hành đó do có thời gian đáo hạn dài hơn làm rủi ro tăng lên. Tỷ suất lợi tức đáo hạn của trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng thông thường cao hơn ở mức rất đáng kể do thường có mức xếp hạng tín nhiệm thấp hơn trái phiếu ngân hàng. Những doanh nghiệp có chất lượng tín dụng thấp được giao dịch ở mức chiết khấu giá rất đáng kể”, báo cáo nêu.

 

Tính đến 28/3/2024, trong tổng số 1,24 triệu tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành, có khoảng 1,1 triệu tỷ đồng là trái phiếu riêng lẻ. Trong đó, nếu loại bỏ 384,8 nghìn tỷ trái phiếu ngân hàng thì số dư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đang lưu hành là 726,2 nghìn tỷ đồng, phát hành bởi các tổ chức phi ngân hàng. Trong số này, rủi ro có thể đến từ: (i) trái phiếu bất động sản có số dư ở mức 395,6 nghìn tỷ; và (ii) trái phiếu ngành xây dựng và vật liệu ở mức 79,2 nghìn tỷ.

(FiinRatings)

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.