Thủ tướng chỉ đạo các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 4777/VPCP-QHĐP ngày 15/7 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM...
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Theo văn bản, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM và một số tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam đã triển khai thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Đây là một quyết định khó khăn nhưng đúng đắn, cần thiết của TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, bước đầu phát huy hiệu quả và nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và sự ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Để hỗ trợ kịp thời thành phố và một số tỉnh, thành phố phía Nam triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân và duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội cần thiết trên địa bàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, trực tiếp chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau.

Thứ nhất, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận người lao động, người dân từ TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam trở về các địa phương và bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch; không để tình trạng phải chờ đợi, quy trình, thủ tục phức tạp, kéo dài, gây bức xúc cho người dân.

Có kế hoạch cụ thể bố trí chuyên chở, thực hiện các quy định về cách ly, phòng chống dịch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác theo tinh thần hỗ trợ tối đa, không gây khó khăn, phiền hà cho người lao động, người dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Thứ hai, bảo đảm nguồn hàng hóa, nhu yếu phẩm đầy đủ, dồi dào và vận chuyển kịp thời từ các địa phương đến thành phố để phục vụ đời sống của người dân, không để tình trạng thừa, thiếu cục bộ hoặc ứ đọng, không kịp thời vận chuyển, phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm đến nơi sử dụng và người dân.

Bảo đảm các hoạt động giao thông vận tải thuận tiện, thông suốt giữa các địa phương và thành phố đối với các hàng hóa phục vụ cho các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cần thiết; đồng thời, bảo đảm kiểm soát dịch bệnh theo quy định.

Thứ ba, rà soát, phân bổ kịp thời, ưu tiên các nguồn vaccine cho thành phố và một số tỉnh, thành phố phía Nam để thực hiện tốt chiến dịch tiêm vaccine một cách khoa học, hợp lý, an toàn, hiệu quả và kịp thời cho các đối tượng theo quy định. Trong đó, lưu ý bổ sung đối tượng ưu tiên là những người lao động phục vụ trong các lĩnh vực vận tải, vận chuyển, phân phối các hàng hóa, nhu yếu phẩm giữa các địa phương và thành phố hoặc công nhân làm việc tại các doanh nghiệp tập trung, khu công nghiệp, cảng biển, các dịch vụ logistics quan trọng, thiết yếu và các đối tượng cần thiết khác theo yêu cầu thực tiễn phát sinh.

"Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp bách trong bối cảnh hiện nay đối với TP.HCM, các tỉnh, thành phố phía Nam với vai trò, vị trí là trung tâm kinh tế lớn nhất, là đầu tàu kinh tế và là vùng kinh tế trọng điểm", văn bản nêu rõ.

Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành chia sẻ, hỗ trợ tối đa, ưu tiên nguồn vaccine và các trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đồng hành cùng TP.HCM, các tỉnh, thành phố phía Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm ổn định đời sống của người dân, sớm đưa thành phố cùng các địa phương có dịch trên cả nước trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Kế hoạch của chính quyền Tổng thống Biden nhằm áp dụng các mức thuế mới nặng hơn đối với xe điện và pin của Trung Quốc sẽ mang lại sự bảo vệ tạm thời cho việc làm trong lĩnh vực ô tô của Mỹ, nhưng có thể gây thiệt hại cho những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng xe điện của Mỹ.
Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Một loạt các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, trong đó có các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, đang ngày càng có xu thế chuyển hướng sang hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong nỗ lực giành lại thị phần tại một trong những thị trường ô tô lớn nhất và thay đổi nhanh nhất thế giới.