Thủ tướng: Xử lý nghiêm các sai phạm để bảo vệ nhà đầu tư và doanh nghiệp làm ăn lành mạnh

Vũ Phong
Những sai phạm trên thị trường vốn vừa qua không mang tính đại diện, Chính phủ sẽ kiên quyết xử lý để đưa thị trường vào quỹ đạo phát triển nhanh nhưng bền vững...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị chiều ngày 22/4/2022.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị chiều ngày 22/4/2022.

Chiều ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì "Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế".

Cùng dự hội nghị tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Công an.

Cùng dự có lãnh đạo: Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội: Tài chính – Ngân sách, Pháp luật, Kinh tế; lãnh đạo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; lãnh đạo các tập đoàn, ngân hàng, công ty, hiệp hội, tổ chức quốc tế; Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; các chuyên gia kinh tế.

Tại điểm cầu UBND Thành phố Hồ Chí Minh có: Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan và các chuyên gia kinh tế.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm các sai phạm để bảo vệ nhà đầu tư và doanh nghiệp làm ăn lành mạnh - Ảnh 1

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cho biết, thị trường vốn của Việt Nam đã hình thành và vận hành đầy đủ các cấu phần bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Quy mô của thị trường vốn tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016-2021.

Hiện tại, quy mô thị trường vốn đạt 134,5% GDP năm 2021, gấp 3,5 lần so với năm 2015; trong đó quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP; quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,7% GDP; trong đó, trái phiếu Chính phủ là 22,7%GDP và trái phiếu doanh nghiệp là 14,2% GDP.

“Nhìn chung, thị trường vốn của Việt Nam phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Quy mô, sản phẩm, thanh khoản tăng nhanh, góp phần huy động được nguồn lực tài chính rất quan trọng cho nền kinh tế, hỗ trợ và bổ sung cho kênh cung ứng vốn truyền thống là tín dụng ngân hàng”, Thủ tướng đánh giá.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Thủ tướng cũng cho rằng, thị trường vốn còn những hạn chế, bất cập về cấu trúc thị trường, hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin thị trường... Cá biệt còn một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật khi tham gia thị trường.

“Song, những sai phạm chỉ là thiểu số. Việc xử lý là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại đa số các nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ khuyến khích, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, hoạt động lành mạnh, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Ảnh VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ khuyến khích, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, hoạt động lành mạnh, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Chia sẻ thêm về vấn đề sai phạm, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, không chỉ thời gian gần đây mà từ nửa sau của năm 2021 (ngay sau thời gian Chính phủ nhiệm kỳ này được kiện toàn). Trong đó, có ba quan điểm xuyên suốt.

Thứ nhất, khuyến khích, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, hoạt động lành mạnh, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, kiên quyết xử lý những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm quy định, lợi ích nhóm, trục lợi bất hợp pháp và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ pháp luật.

Thứ ba, thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ổn định và phát triển thị trường công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

“Làm trong sạch, lành mạnh thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp, đưa thị trường vào quỹ đạo phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững là thông điệp mà Chính phủ đưa ra”, Thủ tướng nêu rõ.

Tin mới

Cảnh báo vi phạm bản quyền phần mềm trong ngành công nghiệp ô tô

Cảnh báo vi phạm bản quyền phần mềm trong ngành công nghiệp ô tô

Một trong những nguyên nhân làm gia tăng các vụ việc tấn công mạng vào các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam thời gian qua là tình trạng sử dụng phần mềm không có bản quyền. Đặc biệt, với những ngành có sự tham gia mạnh mẽ của mạng lưới chuỗi cung ứng như ngành công nghiệp ô tô, nguy cơ lộ lọt, mất dữ liệu là rất lớn.
Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".