Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấn chỉnh bảo trì đường bộ yếu kém

Anh Tú
Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiên quyết xử lý các nhà thầu yếu kém, không đảm bảo chất lượng trong bảo dưỡng thường xuyên các tuyến quốc lộ...
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên bị xuống cấp nghiêm trọng
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên bị xuống cấp nghiêm trọng

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu Cục Quản lý đường bộ III kiên quyết giảm trừ tiền các nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên nếu các đơn vị để xảy ra tồn tại, cắt giảm chi phí cho công việc không làm hoặc làm kém trong công tác bảo dưỡng thường xuyên, để nâng cao trách nhiệm của nhà thầu.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, qua công tác kiểm tra hiện trường các tuyến quốc lộ do Cục Quản lý đường bộ III được giao quản lý cho thấy công tác bảo dưỡng thường xuyên được các đơn vị thực hiện về cơ bản đáp ứng yêu cầu. 

Tuy nhiên, qua kiểm tra trên một số đoạn tuyến, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận thấy vẫn còn một số tồn tại như lề đất chưa được san gạt, rãnh chưa được khơi thông, ổ gà, sơn bị mờ,... Đặc biệt, là đoạn đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

 
Dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên có tổng chiều dài khoảng 436km, với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng. Dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng khoảng giữa năm 2015. Nhưng đến nay, cung đường từng được ví như “dải lụa” qua Tây Nguyên đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng, là cái bẫy nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Do đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Cục Quản lý đường bộ III chỉ đạo nhà thầu khẩn trương khắc phục đảm bảo chất lượng mặt đường êm thuận, thoát nước, tăng cường an toàn giao thông khu vực đèo dốc, đường cong có nguy cơ mất an toàn giao thông như sơn vạch, biển báo, gương cầu lồi….

Đồng thời, rà soát, bổ sung một số vị trí biển báo dẫn hướng trên các tuyến, bổ sung cột H trên dải phân cách giữa tại Quốc lộ 1, Đường Hồ Chí Minh để thuận tiện trong công tác quản lý, đồng thời triển khai cho các dự án BOT để đồng bộ hệ thống.

Ngoài ra, cần tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên, đặc biệt là công tác nghiệm thu phải chặt chẽ, kiên quyết giảm trừ tiền các nhà thầu nếu để xảy ra tồn tại, cắt giảm chi phí cho công việc không làm hoặc làm kém trong công tác bảo dưỡng thường xuyên để nâng cao trách nhiệm của nhà thầu. 

Đối với công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ, kiểm soát tải trọng xe, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Cục Quản lý đường bộ III tiếp tục thực hiện và đề xuất triển khai giải tỏa đất của đường bộ nhằm lan tỏa, tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành. Tiếp tục phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn, phấn đấu 1 tháng/lần để xử lý theo quy định. 

Đối với công trình chuyển tiếp năm 2020 – 2021, đề nghị Cục Quản lý đường bộ III khẩn trương đôn đốc thi công hoàn thành các công trình và kịp thời giải ngân trong quý 2/2021. 

Về công tác sửa chữa định kỳ 2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Cục Quản lý đường bộ III chỉ đạo các nhà thầu thi công đến đâu phải gọn đến đó, đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, chỉ đạo tư vấn giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án. Yêu cầu Cục Quản lý đường bộ III khẩn trương chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công tranh thủ vào mùa khô và kịp thời giải ngân nguồn vốn đã giao năm 2021, tránh phải trả lại vốn. 

Tin mới

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Trong lĩnh vực ô tô, hầu hết các OEM đều đặt mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng báo cáo và tiêu chuẩn về lượng khí thải vẫn còn yếu. Áp lực pháp lý sắp tới đối với lượng khí thải sẽ yêu cầu các công ty cải thiện việc báo cáo lượng khí thải và quản lý các chiến lược không phát thải thực tế hơn.