Toyota chuẩn bị ra mắt ôtô "biết nói chuyện" ở Mỹ

Nguyễn Minh
Công nghệ tương tác giữa các ôtô có thể giúp ngăn chặn hàng chục nghìn vụ tai nạn mỗi năm

Nhà sản xuất ôtô Toyota Motor Corp của Nhật Bản vừa cho biết hoạch bắt đầu bán dòng ôtô có thể tương tác với nhau nhờ công nghệ không dây tầm ngắn tại thị trường Mỹ vào năm 2021. 

Theo Toyota, dòng xe này có thể giúp ngăn chặn hàng nghìn vụ tai nạn giao thông hàng năm. Hãng này đặt mục tiêu đưa loại xe này vào hầu hết các dòng xe tại Mỹ của mình vào giữa những năm 2020. Toyota đã triển khai công nghệ này trên hơn 100.000 ôtô ở Nhật Bản từ năm 2015.

Hơn một thập kỷ qua, các nhà sản xuất ôtô Mỹ đã tiến hành thử nghiệm ôtô "biết nói", sử dụng công nghệ kết nối tầm ngắn cho phép truyền tải dữ liệu về vị trí, hướng đi và tốc độ tới các phương tiện trong phạm vi 300m. Dữ liệu được chuyển đi 10 lần/giây, đồng thời có thể xác định rủi ro và cảnh báo tài xế về tai nạn có thể xảy ra, đặc biệt là tại các giao lộ.

Tháng 12/2016, Chính quyền cựu tổng thống Barrack Obama đưa ra một đề xuất về yêu cầu công nghệ đối với ôtô và cho các nhà sản xuất ít nhất bốn năm để tuân thủ. Đề xuất này yêu cầu tất cả phương tiện do họ sản xuất phải  "nói chung 1 ngôn ngữ thông qua công nghệ chuẩn''.

Theo hãng tin Reuters, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ giờ đây phải quyết định có nên thông qua đề xuất này hay không. Năm ngoái, Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) cho biết đề xuất này có thể khiến mỗi chiếc ôtô mới tốn thêm khoảng 135-300 USD, tương đương 5 tỷ USD mỗi năm, nhưng bù lại có thể ngăn chặn được 600.000 vụ va chạm đồng thời giảm khoảng 71 tỷ USD chi phí khi được triển khai đồng bộ.

NHTSA năm 2017 vẫn chưa "đưa ra quyết định cuối cùng nào" và dự kiến cũng sẽ không đưa ra quyết định trước tháng 12 năm nay. 

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.