TP.HCM chính thức chuyển nhà thi đấu Phan Đình Phùng sang đầu tư công

Thanh Thủy
TP.HCM quyết định dừng đầu tư dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT), chuyển sang đầu tư công sau nhiều năm “án binh bất động”…
Nhà thi đấu Phan Đình Phùng vẫn là khu đất trống sau nhiều năm xây dựng
Nhà thi đấu Phan Đình Phùng vẫn là khu đất trống sau nhiều năm xây dựng

Vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì cuộc họp Tổ công tác giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng (còn gọi là nhà thi đấu Phan Đình Phùng).

Theo đó, văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo số 426/TB-VP về kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi về dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thống nhất đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố về dừng đầu tư dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu Phan Đình Phùng) tại số 8 đường Võ Văn Tần, Quận 3 theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT), chuyển thành phương thức đầu tư công.

Đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh báo cáo, tham mưu, dự thảo tờ trình của UBND TP.HCM báo cáo Ban Cán sự đảng UBND thành phố về việc dừng đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư, chuyển thành phương thức đầu tư công.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng giao Sở Văn hóa và Thể thao thành phố tiếp thu ý kiến chỉ đạo, khẩn trương chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan xem xét cơ sở, pháp lý, rà soát các công việc nhà đầu tư đã thực hiện, xác định chi phí hợp lý, đúng quy định để làm cơ sở đàm phán, thương thảo, trao đổi thống nhất với nhà đầu tư về hướng xử lý dứt điểm theo nguyên tắc hài hòa, hợp lý, theo đúng quy định…

Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo phương thức đầu tư công; khẩn trương tổ chức lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo đúng trình tự, thủ tục quy định; hoàn thành trước tháng 7/2024 để trình HDND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư dự án.

Song song đó, UBND thành phố cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tham mưu về khả năng cân đối nguồn vốn và bố trí vốn cho dự án giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu hoàn thành thủ tục đầu tư, khởi công dự án trước 30/4/2025 để là một trong những công trình tiêu biểu của thành phố chào mừng Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức BT từ năm 2008 và triển khai từ tháng 3/2010. Đây là một trong số ít các dự án được Thủ tướng đồng ý cho tiếp tục triển khai xây dựng theo hợp đồng BT sau khi phương thức hợp tác công tư này chính thức bị dừng lại năm 2019.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng nằm ở vị trí gồm 4 mặt tiền đường Võ Văn Tần - Pasteur - Nguyễn Đình Chiểu và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nhà thi đấu có mức đầu tư được công bố là 988 tỷ đồng. Ban đầu được Thủ tướng phê duyệt, chủ đầu tư được giao khu đất 257 Trần Hưng Đạo (Quận 1) để thanh toán.

Theo thời gian, so với khái toán ban đầu, chi phí xây dựng nhà thi đấu tăng mạnh. Đến năm 2013, công trình đội vốn lên 1.352,7 tỷ đồng và UBND TP.HCM xin bổ sung thêm khu đất tại 3-3 bis Phan Văn Đạt (Quận 1) để thanh toán cho nhà đầu tư.

Đến năm 2016, tổng mức đầu tư điều chỉnh lên thành 1.954 tỷ đồng. UBND thành phố đưa vào quỹ đất thanh toán thêm khu đất 181 đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) và khu đất số 72/2B đường Võ Văn Ngân (thành phố Thủ Đức).

Năm 2017, được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, dự án đã tiến hành thi công cọc thử và thử tĩnh cọc để có biện pháp thi công hiệu quả nhất. Tuy nhiên hợp đồng chính thức vẫn chưa được ký kết, do đó phía nhà đầu tư chưa triển khai dự án được. Dự án "đứng hình" đến nay.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.