TP.HCM lên kế hoạch đấu giá lại các lô đất “vàng” từng bị bỏ cọc tại Thủ Thiêm

Ban Mai
Hàng chục lô đất sẽ được TP.HCM lên kế hoạch tổ chức đấu giá, trong đó có 04 lô đất “vàng” đã bị bỏ cọc vào năm 2021 và 3.790 căn hộ tái định cư tại khu đô thị Thủ Thiêm thuộc TP. Thủ Đức…
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Trong danh sách này, có lô đất từng lập kỷ lục đấu giá khi được doanh nghiệp trả 2,43 tỷ đồng/m2, nhưng sau đó bỏ cọc.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về kế hoạch tổ chức đấu giá hàng chục lô đất và 3.790 căn hộ tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức).

Theo đó, các lô đất sẽ được ưu tiên đấu giá trước có ký hiệu 1-2, 1-3 thuộc khu chức năng số 1. Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất thành phố phê duyệt phương án đấu giá trước ngày 05/10/2023, tổ chức bán đấu giá trong tháng 6/2024

Với lô đất 3-5 thuộc khu chức năng số 3, đề xuất phê duyệt phương án đấu giá trước ngày 10/11/2023, tổ chức bán đấu giá trong tháng 7/2024.

Sau khi đấu giá thành công 3 lô đất này, các cơ quan sẽ triển khai lập kế hoạch chi tiết đấu giá 7 lô đất còn lại, gồm: lô đất ký hiệu 3-8, 3-9 và 3-12 thuộc khu chức năng số 3, lô ký hiệu 1-5, 1-6, 1-9 và 1-10 thuộc khu chức năng số 1 và lô 7-1 thuộc khu chức năng số 7.

Ngoài ra, 06 lô đất thuộc khu chức năng phức hợp thể thao giải trí 2C, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND TP.HCM giao cho các sở liên quan điều chỉnh quy hoạch để phù hợp chọn phương án đấu giá hoặc đấu thầu.

Đối với 02 lô đất ký hiệu 1 -12, 1 – 20,  Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND TP.HCM giao UBND TP.Thủ Đức phối hợp Ban quản lý đầu tư - xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm hoàn tất bồi thường giải phóng mặt bằng để đưa vào kế hoạch bán đấu giá.

Trong số các lô đất sẽ mang đấu giá lần thời gian tới, đáng chú ý có 4 lô đất ký hiệu 3-5, 3-8, 3-9 và 3-12 thuộc Khu chức năng số 3 từng được doanh nghiệp đấu giá thành công với tổng số tiền hơn 37.346 tỷ đồng vào cuối năm 2021, đặc biệt, lô đất 3 – 12 lập kỉ lục trúng đấu giá với số tiền lên đến 2,43 tỷ đồng/m2. Tuy nhiên, sau đó cả 04 doanh nghiệp trúng đấu giá đều bỏ cọc, không tiếp tục ký hợp đồng mua đất.

Đối với 3.790 căn hộ chung cư sắp bán đấu giá thuộc các lô đất (R1, R2, R3, R4, R5) nằm trong Khu 38,4ha phường An Khánh, TP.Thủ Đức, thuộc chương trình xây dựng 12.500 căn hộ tái định cư cho người dân bị giải toả tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Khu tái định cư này đã hoàn thành từ năm 2015 nhưng đã để hoang nhiều năm qua. TP.HCM từng tổ chức đấu giá nhiều lần nhưng không tìm được người mua. Để bán đấu giá, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu cho UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các việc như: xác định thẩm quyền quyết định bán đấu giá; chuyển đổi mục tiêu từ quỹ nhà tái định cư sang nhà ở thương mại; lập sở hữu nhà nước đối với hạng mục công trình sử dụng chung, cầu thang, lối đi, hành lang, công viên...

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, kế hoạch bán đấu giá nhằm khởi động lại thị trường bất động sản,  đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá, sớm thu ngân sách. Đồng thời, thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và chủ trương của Thành ủy TP.HCM.

 

Trước đó, ngày 10/12/2021, Trung tâm đấu giá tài sản TP.HCM đã hoàn tất việc đấu giá 4 lô đất 3-5, 3-8, 3-9 và 3-12 với tổng diện tích hơn 30.000m2, thuộc khu chức năng số 3, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức, TP.HCM). Tổng giá khởi điểm của 4 lô đất là 5.300 tỷ đồng, giá đấu thành công đã thu về cho ngân sách thành phố 37.346 tỷ đồng.

Như vậy, giá bình quân cho mỗi m2 đất tại 4 lô đất trên là 1,24 tỷ đồng. Riêng lô đất 3-12, giá đấu thành công lên tới 2,43 tỷ đồng/m2, cao hơn khoảng 2 lần so với giá đất tại trung tâm TP.HCM. 

04 doanh nghiệp trúng đấu giá gồm: Công ty cổ phần Sheen Mega, Công ty cổ phần Dream Republic, Công ty TNHH Dầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt và Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh NTM Bình Minh.

Tuy nhiên, sau khi trúng đấu giá, lần lượt các doanh nghiệp này xin rút lui và bỏ cọc. Tổng số tiền đặt cọc của 4 lô đất này là 1.051 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Sheen Mega đặt cọc 203,75 tỷ đồng; Cty Dream Republic cọc 115, 6 tỷ đồng; Cty Ngôi Sao Việt đặt cọc 588 tỷ đồng và Cty NTM Bình Minh cọc 145 tỷ đồng.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.