TP.HCM tái khởi công các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm

Xuân Thái
45 gói thầu thuộc 25 dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM sẽ tái khởi công sau ngày 01/10, sau khi đã tạm dừng thi công trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống Covid-19...
Cầu Thủ Thiêm 2 là một trong ba dự án cấp bách của TP.HCM vẫn duy trì thi công trong thời gian giãn cách xã hội.
Cầu Thủ Thiêm 2 là một trong ba dự án cấp bách của TP.HCM vẫn duy trì thi công trong thời gian giãn cách xã hội.

Sáng 28/9/2021, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP) cho biết, qua rà soát các dự án đạt 07 tiêu chí an toàn về phòng, chống dịch Covid-19, có 25 dự án trọng điểm sẽ lần lượt thi công trở lại từ sau ngày 1/10.

Trong số 45 gói thầu thuộc 25 dự án giao thông này, có 05 gói thầu vẫn duy trì thi công trong suốt thời gian giãn cách xã hội. 40 gói thầu thuộc 22 dự án giao thông trọng điểm đã phải tạm dừng thi công trong thời gian này sẽ lần lượt thi công trở lại, trong giai đoạn từ 28/9 đến 15/10/2021.

Năm gói thầu thuộc 03 dự án đã duy trì công tác thi công liên tục trong suốt thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua, gồm: Xây dựng cầu vượt trước bến xe Miền Đông mới trên đường xa lộ Hà Nội; Đầu tư hạ tầng kỹ thuật 09 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) và hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ.

Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc TCIP, nhiều dự án lớn tiêu biểu bắt đầu khôi phục trở lại như các dự án: Nâng cấp, cải tạo đường và kênh Nước Đen (Q.Bình Tân), xây mới cầu Hang Ngoài (Q.Gò Vấp); cầu Cây Da, cầu Kênh B nhánh 2 (huyện Bình Chánh); Công viên Thanh Đa đoạn 1.4 (Q.Bình Thạnh); ba gói thầu xây lắp thuộc dự án mở rộng, nâng cấp đường Trần Văn Mười (QL22 - Phan Văn Hớn, huyện Hóc Môn); xây dựng mới cầu Bưng;

Xây dựng tuyến đường gom thuộc đường dẫn cao tốc TP.HCM - Trung Lương; xây dựng kè chống sạt lở bờ tả rạch Giồng - sông Kinh Lộ; chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - đoạn 2 (sông Sài Gòn - khu vực khách sạn Sài Gòn Domaine); chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - đoạn 3 (Bình Quới, Cây Bàng, Rạch Chùa); chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - đoạn 4 (sông Sài Gòn - khu vực biệt thự Lý Hoàng đến nhà thờ La san Mai Thôn); xây dựng kè chống sạt lở sông Sài Gòn, bờ trái, hạ lưu cách cầu Sài Gòn 500m; dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố giai đoạn 2… Các công trình này dự kiến hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

Hai công trình có quy mô lớn được tái thi công và dự kiến đưa vào khai thác trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, gồm: Dự án sửa chữa, nâng cấp đường Đặng Thúc Vịnh (tỉnh lộ 9 - huyện Hóc Môn), vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng; và, một nhánh cầu thuộc dự án xây mới cầu Bưng (tiếp giáp 02 quận Tân Phú, và Bình Tân), tổng vốn hơn 514 tỷ đồng.

Ngoài 03 dự án vẫn duy trì hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội nói trên, kể từ ngày 17/8/2021, TP.HCM chỉ cho duy trì thi công một số dự án cấp bách, như: Dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, dự án cầu Thủ Thiêm 2, dự hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, Q.7 (do TCIP làm chủ đầu tư), công trình xây dựng tại bệnh viện Nhi Đồng 1, dự án nâng cấp đường băng Tân Sơn Nhất, các công trình phòng chống dịch…

Ông Lương Minh Phúc cho biết thêm, các công trình khởi động trở lại thực hiện 07 tiêu chí an toàn chống dịch, gồm: Toàn bộ người lao động được tiêm vaccine mũi 01 hoặc F0 khỏi bệnh; có xét nghiệm Covid định kỳ; thực hiện quy tắc 5K; ứng dụng công nghệ quản lý điều hành công trường (họp trực tuyến, camera giám sát…); trang bị đủ dụng cụ y tế cần thiết để phòng, chống dịch và có phòng/khu vực riêng để xử trí khi phát hiện người có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19...

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.