TP.HCM tính xây hồ rộng 200 ha trữ nước phục vụ dân sinh

Thiên Ân
Cụm hồ chứa với hai hồ chứa có diện tích chừng 200 ha (2 km2) với sức chứa 10 triệu m3 nước, tọa lạc tại hai xã Tân Thạnh Tây và Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, dự tính sẽ được xây dựng để trữ nước ngọt phục vụ dân sinh...
Hồ Dầu Tiếng, hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nguồn cung cấp nước ngọt thượng nguồn chủ yếu cho các nhà máy nước sạch ở hạ nguồn.
Hồ Dầu Tiếng, hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nguồn cung cấp nước ngọt thượng nguồn chủ yếu cho các nhà máy nước sạch ở hạ nguồn.

Kế hoạch xây dựng khu hồ chứa nước ngọt có diện tích và trữ lượng khổng lồ nói trên, vừa được Sở Xây dựng TP.HCM báo cáo lên Ủy ban nhân dân TP.HCM về thực hiện chương trình cung cấp nước sạch đến 2025.

Theo báo cáo này, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ tiến hành khảo sát và xây dựng cụm hồ chứa nước thô số 1, với các hạng mục chính dự kiến gồm cụm hồ chứa tổng dung tích 10 triệu m3/nđ (ngày đêm), diện tích đất sử dụng khoảng 200 ha, tức 2 km2.

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đề xuất xây dựng hồ chứa cũng phù hợp với báo cáo cuối kỳ điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 của Liên danh tư vấn Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia, Viện Quy hoạch Miền Nam, Công ty TNHH Không Gian Xanh và Công ty EnCity. “Trong giai đoạn 2020 - 2030, TP.HCM cần thiết phải xây dựng cụm hồ chứa nước thô số 1 này”, báo cáo của Sở Xây dựng nêu rõ.

Cụm hồ chứa này được tư vấn đề xuất xây dựng khu vực thuộc hai xã Tân Thạnh Tây và Phú Hòa Đông của huyện Củ Chi. Khu vực bảo vệ của hồ chứa được trồng cây xanh xung quanh với khoảng cách 300 m, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ điểm lấy nước quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

Sở Xây dựng TP.HCM cũng nói rõ thêm là việc xây cụm hồ chứa số 1 này và đến năm 2050 là kế hoạch hoàn thành các cụm hồ chứa số 2, 3, 4, 5 với tổng dung tích 5 triệu m3 , là để TP.HCM có nguồn nước dự phòng trong trường hợp khẩn nguy như: ô nhiễm nguồn nước thô, nguồn nước ngầm không đáp ứng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu,...

Hiện nay, nguồn nước thô của TP.HCM được khai thác từ thượng nguồn sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với khoảng 96% lượng nước sạch được cung cấp đến người dân, 4% còn lại là từ nước ngầm.

Vấn đề an ninh nguồn nước luôn được Thành phố tính đến từ nhiều năm qua; nhất là được đặt trong bối cảnh chất lượng nguồn nước thô hiện nay đang có xu hướng bị ô nhiễm và nhiễm mặn, giải pháp khai thác nước thô hiện nay đang gặp bất lợi do phụ thuộc vào việc kiểm soát chất lượng nước thải của các địa phương thuộc lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn.

Vì vậy theo Sở Xây dựng TP.HCM, để tránh nỗi lo thiếu nước khi xảy ra sự cố về an ninh nguồn nước, việc xây dựng các cụm hồ trữ nước là cần thiết, nó sẽ đóng vai trò cung cấp nước ngay cho khoảng gần 10 triệu dân TP.HCM.

Cùng với giải pháp xây dựng cụm hồ chứa ở Củ Chi, trong kế hoạch thực hiện chương trình cung cấp nước sạch đến 2025 của Thành phố là sẽ thực hiện di dời điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu so với điểm khai thác hiện nay ở Hòa Phú.

Theo đó, vị trí khai thác nước thô mới cách trạm bơm Hòa Phú hiện hữu khoảng 15 - 20 km, cách ngã ba sông Thị Tính - sông Sài Gòn khoảng 10 - 15 km về thượng lưu. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa các ảnh hưởng ô nhiễm nước thải sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp từ phía Bình Dương đổ vào sông Thị Tính, và sau đó đổ vào sông Sài Gòn.

Tính đến nay, tổng công suất cấp nước của 6 nhà máy nước tại TP.HCM khoảng 2,1 triệu m3/ngày. Trong đó, bốn nhà máy đang khai thác nước thô từ sông Đồng Nai và hai nhà máy khai thác nguồn nước thô sông Sài Gòn.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.