Triển khai "hộ chiếu vaccine": Phải cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ

Tiến Dũng
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường khẳng định các phương án "hộ chiếu vaccine" phải được bàn bạc kỹ lưỡng trước khi triển khai
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường - Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường - Ảnh: VGP

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021, trả lời câu hỏi về tiến độ triển khai "hộ chiếu vaccine", Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết bộ y tế đang làm việc với các bộ, ngành để nghiên cứu để vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa mở cửa nền kinh tế, với việc mở lại các đường bay quốc tế.

"Bộ Y tế đang lên phương án nghiên cứu, trước hết là phương án cách ly phù hợp với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định. Bộ cũng đang chuẩn bị các kịch bản cho việc sử dụng hộ chiếu vaccine trong tương lai", Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thông tin.

Tuy nhiên, ông Cường nhấn mạnh đây vẫn là các phương án cần phải bàn bạc kỹ lượng để "cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ".

"Lợi ích là việc mở cửa lại đường bay để phát triển kinh tế, còn nguy cơ là việc vẫn có thể xảy ra lây nhiễm cộng đồng. Do đó, đây là việc chúng ta còn cần phải nghiên cứu thêm", Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc ngày 17/3 của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và 63 tỉnh, thành phố, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp khi triển khai áp dụng "hộ chiếu vaccine". Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng "hộ chiếu vaccine" và giao thương có sự kiểm soát.

Trên thế giới, một số quốc gia cứu phương án triển khai "hộ chiếu vaccine" nhằm sớm mở lại biên giới, khôi phục nền kinh tế.  Ngày 10/3, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có "hộ chiếu vaccine" với việc triển khai cấp giấy "chứng nhận sức khỏe du lịch quốc tế"cho công dân. Giấy này ghi rõ thông tin chi tiết về việc tiêm chủng vaccine Covid-19 cũng như kết quả xét nghiệm kháng thể và axit nucleic của người được cấp. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Bắc Kinh đang thảo luận với những quốc gia nào về việc công nhận "hộ chiếu vaccine" này. 

Triển khai "hộ chiếu vaccine": Phải cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021 - Ảnh: VGP

Tại họp báo chiều nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng, lập lại trạng thái "bình thường mới" tại Quảng Ninh, Hải Dương và các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM. Các ca nhiễm mới đều là trường hợp nhập cảnh và được kiểm soát, cách ly, điều trị theo quy định; không để dịch bệnh lây lan ra ngoài cộng đồng.

Bộ trưởng cho biết thời gian qua, công tác đặt hàng, nhập khẩu và tiêm vaccine đã được triển khai khẩn trương. Tính đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 117.000 liều và đã tiến hành tiêm cho gần 50.000 người; đồng thời tiếp tục nhập khẩu 1,37 triệu liều trong tháng 3 và 4/2021. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm vaccine trong nước vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, hứa hẹn những kết quả tích cực.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.